Giá trị trình diễn đang ngày một phai nhạt trong bóng đá đỉnh cao, đểnhường chỗ cho tư duy thực dụng hơn. Ở thời kỳ mà giá trị thương mại ănsâu vào bóng đá, khi mà chiến thắng là điều quan trọng hơn tất cả, kháiniệm bóng đá cống hiến trở nên khan hiếm, đặc biệt là cấp ĐTQG.Thay cho việc chơi thứ bóng đá lãng mạn để rồi có thể phải nhận nhữngcái chết tức tưởi, phần lớn các đội bóng đang đi theo xu hướng xây dựngchiến thuật theo tư duy thực dụng.
![]() |
Paraguay (phải) làm nên lịch sử bằng lối chơi phản bóng đá |
Chỉ còn 2 trận đấu nữa để khép lại màn kịch World Cup 2010 (chung kếtvà tranh hạng 3), và có thể khẳng định thành công ở giải đấu lần nàythuộc về những kẻ biết cách chơi thực dụng. Paraguay đã làm nên lịch sửcủa chính mình bằng lối chơi phản bóng đá, khi chăm chăm phòng ngự và chờ cơ hội để tấn công. Đại diện Nam Mỹ ấy đã vào đến tứ kết nhưng chỉghi vỏn vẹn 3 bàn thắng. Thụy Sĩ tạo nên cú sốc đầu tiên ở World Cup2010 khi đánh bại Tây Ban Nha cũng nhờ đến nghệ thuật phòng ngự. Ghana,có thể tính thêm Uruguay, cũng là hình ảnh của những kẻ làm nên điềukỳ diệu khi biết khai thác điểm mạnh của bóng đá thực dụng. Những độibóng hiếm hoi không chọn lối đá thực dụng đều phải chịu bi kịch.
|
Chile đã mang đến Nam Phi lối chơi tấn công đẹp mắt nhưng không thực sự hiệu quả (thắng 2 trận vòng bảng nhưng chỉ là 1-0),và rồi hoàn toàn sụp đổ trước một Brazil với lối chơi đầy khoa học.Tương tự, Argentina là đội tấn công đẹp nhất và mạnh mẽ nhất trước vòngtứ kết, nhưng đã phải nhận 4 cú “đại bác” từ “xe tăng” Đức. Argentinađá đẹp, nhưng thiếu những toan tính và thiếu chút khoa học của ngườichâu Âu.
Có thể nói, châu Âu là nơi khai sinh ra bóng đá thựcdụng, hiểu rộng hơn là thứ bóng đá được xây dựng một cách khoa học vàđầy toan tính, nên không lạ khi các đại diện “lục địa già” làm mưa làmgió khi World Cup 2010 bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. 3/4 đại diệnNam Mỹ đã bị hất văng khỏi tứ kết bởi các đối thủ châu Âu. Uruguay làkẻ duy nhất đến từ Nam Mỹ giành vé vào bán kết nhờ gặp Ghana ở tứ kết,nhưng cũng phải dừng bước trước người Hà Lan. Hà Lan và Tây Ban Nha làhai đại diện tiêu biểu cho việc từ bỏ lối chơi hoa mỹ truyền thống đểchọn thứ bóng đá thực dụng, đã trở thành những đội dự trận đấucuối cùng.
Sau thời gian chỉ trích, người Hà Lan đã chấp nhận vàđang tự hào về thành tích toàn thắng của đội nhà. Chỉ ghi 7 bàn tính đếnsau bán kết, ít hơn thành tích ở vòng bảng EURO 2008 (8 bàn), Tây BanNha mang một bộ mặt hoàn toàn khác, khô khan và toan tính hơn, nhưngquan trọng là đội quân của Del Bosque đã làm nên lịch sử khi lần đầutiên vào chung kết World Cup. 4 năm sau ngày Italia lên ngôi ở Đức bằnglối chơi khoa học, đêm Chủ nhật 11/7, sẽ là trận chung kết của bóng đáthực dụng, và nhà tân vô địch là kẻ có sự tính toán tốt hơn.
Theo Thể thao Vănhoá