Tại Ấn Độ, một nơi mà không ítngười dân ở các vùng quê hẻo lánh vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, có mộtngôi làng rất đặc biệt mang tên Dharhara, thuộc quận Bhagalpur, bang Bihar nghèokhó. Ở đó, các gia đình trồng ít nhất 10 gốc cây ăn quả mỗi khi có một bé gáichào đời.

Nikah Kumari, 19 tuổi, sẽ thànhcô dâu vào tháng 6 này. Cuộc đời của người giáo viên trẻ đã được người cha -Subhas Singh - vun xới như chính những gốc cây ăn trái trong vườn nhà cô vậy. Dùchỉ là một người nông dân nhỏ bé với khoản thu nhập chẳng là bao, nhưng giờ đâyông Subhas không phải đau đầu về chi phí cho đám cưới con gái nữa. Cái sự thảnhthơi ấy có được là bởi chính 10 gốc xoài trĩu quả ngoài vườn mà người cha đãtrồng khi cô bé Nikah Kumari chào đời. Bé Kumari và những cây xoài được ông chămbón, vun xới từng ngày và đến bây giờ thì cùng ra hoa kết trái.

Không còn những cái chết vì…hồi môn

Ở bang Bihar, việc gia đình côdâu phải lo cho nhà trai một khoản gọi là "hồi môn" khi gả con gái là chuyện hếtsức bình thường. Tùy vào địa vị xã hội, hoàn cảnh, công việc của chú rể... màgiá trị của món hồi môn đó cũng khác nhau. Theo BBC, nơi đây cũng được ghi nhậncó số trường hợp người chết liên quan đến vấn đề hồi môn cao nhất Ấn Độ.

Trồng cây khi đẻ con gái

Bé Sneha, 4 tuổi, ngày nào cũng chăm bẵm cho cái cây mà cha đã trồng khi bé ra đời

Thế nhưng ở làng Dharhara, thựctrạng bi đát kia dường như đã là chuyện dĩ vãng khi không biết tự bao giờ ngườidân nảy ra ý tưởng trồng cây ăn quả khi đẻ con gái. Người nông dân tên Subhasthổ lộ: "Từ 3 năm trước, chúng tôi đã hái quả từ những cây được trồng khi đẻ congái, đến giờ cũng đủ tiền chi phí đám cưới cho nó rồi. Những cây xoài đó như làmột khoản thu nhập cố định của chúng tôi vậy".

Quả thực, từ 10 cây xoài đượcchăm bón từ ngày Nikah chào đời, gia đình cô đã thoát được mối lo mà đúng ra họkhông đáng phải chịu. Điều thú vị và đáng mừng là câu chuyện của bố con nhàSubhas Singh không phải trường hợp duy nhất ở làng Dharhara. Với dân số khoảnghơn 7.000 người, ngôi làng đặc biệt hiện có hơn 100.000 cây ăn trái đã cho thuhoạch, hầu hết là xoài và vải. Cư dân già nhất làng, cụ Shatrughan Prasad Singh,86 tuổi, đã trồng được 500 gốc xoài và vải trong khu vườn rộng 10ha của mình.Nhìn từ xa, làng Dharhara chẳng khác nào một cánh rừng nhỏ xinh với màu xanh rậmrì của những vườn cây đang mùa ra trái.

Từ ý tưởng bất đắc dĩ đến giátrị bất ngờ

Ở các vùng nông thôn, mỗi giađình có hàng chục gốc cây xanh vốn là chuyện thường tình, nhưng những vườn cây ởlàng Dharhara này lại tạo nên sự khác biệt, đem đến nhiều suy ngẫm. Người dân ởđó có thể hài lòng nghỉ mát bên tán lá xanh biếc trong vườn nhà mình, có thể bỏdần kiểu canh tác lúa mì, lúa gạo truyền thống để trồng cây ăn quả, nhưng khônghiểu rằng họ đã hồn nhiên chấp nhận sự thiệt thòi đến phi lý trong chuyện cướixin, chấp nhận khổ sở vì sinh con gái, tất cả đều bởi quan niệm đã lạc hậu trongviệc sinh đẻ.

Dù vậy, ý tưởng "đẻ con gái -trồng cây ăn trái" cũng đã giúp người dân nơi đây dẹp được mối lo mang tên hồimôn sang một bên, thậm chí là cải thiện đời sống, thay đổi tư duy làm nôngnghiệp đã gắn với họ bao đời. Và thực tế là, chưa có ai ở làng này chết vì rắcrối hồi môn đám cưới cả.

Một người nông dân tên ShyamSunder Singh hồ hởi: "Bây giờ chúng tôi bỏ làm nông nghiệp truyền thống rồi.Chúng tôi đã trồng thật nhiều cây ăn trái kể từ khi thấy chúng đem lại lợi nhuậnnhiều hơn". Chính nhờ bán trái cây mà ông Shyam cũng lo đủ chi phi đám cưới cho3 cô con gái của mình, dĩ nhiên những cây đó đều được trồng vào thời điểm các bégái ra đời".

Người đàn ông này cho biết, mỗivườn xoài cỡ trung bình cũng giá trị khoảng 200.000 ruppee (tương đương 4.245USD) một mùa. Chúng đã đem lại giá trị kinh tế rất lớn và giúp đỡ gia đình ôngmỗi lúc con gái "xuất giá tòng phu". Những người nông dân ở Dharhara còn tríchmột khoản nhỏ từ tiền bán trái cây mỗi năm để gửi vào tài khoản ngân hàng mangtên con gái họ.

Anh Shankar Singh thì trồng tới30 cây khi bé gái Sneha Surabhi - hiện 4 tuổi - cất tiếng khóc chào đời. BéSneha còn quá nhỏ để hiểu của hồi môn là gì, chỉ biết, những cái cây trong vườnđược người cha yêu thương đặt theo tên bé và ngày ngày bé đều không quên tướinước cho chúng.

Theo Việt Nguyễn
Gia đình xã hội