Một vài phát biểucủa tân Thủ tướng Nhật cho thấy lập trường mang khuynh hướng dân tộc chủnghĩa khá mạnh, khiến Trung Quốc và Hàn Quốc quan ngại, RFI đưatin.

Dân tộc chủ nghĩa

Theo nhật báo Wall Street Journal thì tân Thủ tướng NhậtYoshihiko Noda, xuất thân từ một gia đình quân nhân, được biết đến nhưmột người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ an ninh Mỹ-Nhật.

Bên cạnh đó, ông không che giấu tinh thầndân tộc dù biết điều đó có thể khiến cho các láng giềng Nhật Bản bựcbội.

Hồi đầu tháng, ông Noda nhắc lại quan điểmriêng mà theo đó, các lãnh đạo Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ IIkhông phải tội phạm chiến tranh dù bị tòa án quốc tế kết án khi cuộcchiến kết thúc. Trước đó, trong năm 2002, ông từng cho rằng cần phải hủybỏ điều khoản ghi trong Hiến pháp là cấm nước Nhật có quân đội.

Là người có ý hướng dân tộc, đương nhiên ôngNoda không chấp nhận các hành vi chèn ép của Trung Quốc như thời gianvừa qua.

Trung Quốc, Hàn Quốc
Ông Noda có lập trường cứng rắn.

Đơn cử như năm 2008, ông chỉ trích đảng Dânchủ Tự do (LDP) cầm quyền vì đảng này kiềm hãm chính sách thúc đẩy TrungQuốc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng,người bị Trung Quốc coi là “kẻ thù”.

Và đến khi đảng Dân chủ (DPJ) của ông lêncầm quyền cách đây hai năm và hứa hẹn là sẽ thực hiện chính sách đốingoại thân thiện hơn với Trung Quốc và đặt trọng tâm nhiều hơn vào châuÁ, ông Noda lại công khai tỏ ý bất đồng.

Gần đây, trong bài viết được đăng trênnguyệt san Bungei Shunju, ông tiếp tục thẳng thắn đả kích chitiêu quân sự của Bắc Kinh.

Ông viết: “Đà tăng cường sức mạnh quân sựnhanh chóng của Trung Quốc, kèm theo việc mở rộng phạm vi các hoạt độngquân sự của nước này, cùng với tính chất thiếu minh bạch về ý đồ chiếnlược đằng sau việc tăng cường quân sự đó là nguyên nhân tạo ra mối quanngại lớn, không chỉ riêng đối với Nhật Bản, mà còn đối với toàn bộ khuvực”.

Chưa dừng lại, ông còn cho rằng: “Chính sáchđối ngoại của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự làm dấy lênmối quan ngại là Trung Quốc sẽ phá vỡ trật tự trong khu vực“.

Trung Quốc và Hàn Quốc lo ngại

Với lập trường cứng rắn như trên, việc đượcbầu làm Thủ tướng Nhật từ hôm qua khiến giới truyền thông ở cả Bắc Kinhlẫn Seoul liên tục lên tiếng đả kích.

Tân Hoa Xã “tuyên bố”: “Một số chính trị gia cánh hữu ở Nhật Bảnluôn luôn cố gắng che đậy hoặc bóp méo giai đoạn đặc biệt của lịch sửđẫm máu và đen tối của nhân loại (ám chỉ Nhật chiếm Trung Quốc trong thếchiến thứ I), tiếp tục thúc đẩy tình trạng thù địch giữa người TrungQuốc và Nhật Bản“.

Bài báo răn đe: “Tân Chính phủ Nhật Bản cầnphải bắt đầu nhận thức thực tế không thể tranh cãi là quan hệ Trung -Nhật bị rắc rối sâu đậm. Sự nghi kỵ nặng nề không hề có lợi cho hai bênnói riêng và thậm chí là cả khu vực và toàn thế giới nói chung”.

Đã vậy, Tân Hoa Xã còn cho rằng, đểcải thiện quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới, nộicác của ông Noda cẩn coi trọng xây dựng và triển khai chính sách thíchhợp để xử lý hậu quả cuộc chiến tranh do Nhật Bản gây ra trong quá khứnhằm xoa dịu sự oán giận của người dân Trung Quốc đối với Nhật Bản.

“Bất kỳ chính trị gia nào của Nhật Bản cũngkhông nên thăm viếng ngôi đền Yasukuni, là nơi thờ khoảng 2,5 triệungười Nhật Bản thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tộiphạm chiến tranh thời chiến tranh thế giới thứ 2. Nhật Bản đừng nên đểvấn đề lịch sử này xoáy sâu thêm mối thù hằn dân tộc giữa hai nước”, TânHoa Xã cảnh báo.

Ngoài ra, Tân Hoa Xã nhấn mạnh, NhậtBản cần thể hiện sự tôn trọng đầy đủ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của Trung Quốc, nhất là đối với vấn đề liên quan đến quần đảo ĐiềuNgư (Nhật Bản gọi là Quần đảo Senkaku). Bắc Kinh sẵn sàng gác lại nhữngbất đồng và thăm dò, khai thác chung với Nhật Bản với điều kiện Tokyophải công nhận “chủ quyền hoàn toàn của Trung Quốc ở quần đảo này”.

Thêm vào đó, Nhật Bản cần thừa nhận đòi hỏichính đáng của Trung Quốc về hiện đại hóa quân đội để bảo vệ những lợiích quốc gia của Trung Quốc. Tokyo nên chấm dứt việc xem Bắc Kinh là mốiđe dọa và coi đây là cái cớ thay đổi chính sách quốc phòng của mình.

Ngoài việc “tấn công” trên mặt trận truyềnthông, hôm 24/8, khi ông Naoto Kan tuyên bố sắp rời bỏ chức vụ Thủ tướngNhật, Trung Quốc còn cho hai tàu ngư chính xâm phạm vùng biển quanh quầnđảo Điếu Ngư/Senkaku. Đây được coi là tín hiệu cảnh cáo đối với Chínhphủ sắp lên cầm quyền tại Tokyo phát đi từ Trung Quốc.

Trong khi đó, chính quyền Hàn Quốc cũng kêugọi tân Chính phủ Nhật Bản nên “nhìn thẳng” vào quá khứ của nước Nhật,để có thể xây dựng quan hệ “chín chắn và hướng về tương lai” với HànQuốc.

Dù không nói rõ nhưng Seoul hàm ý nhắc lạituyên bố hồi đầu tháng của ông Noda cho rằng, những người bị kết án vềtội ác chiến tranh mà linh vị còn được thờ trong đền tử sĩ Yasukuni tạiToyko không phải là tội phạm.

Hiện phía Nhật chưa có đòn "phản pháo" nhưng với việc ông Noda theo đuổitư tưởng dân tộc, quan hệ Nhật với Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc rất cóthể sẽ bị cọ sát trong thời gian tới. "Điểm nóng nhất" nhiều khả năng làkhu vực quanh Điếu Ngư/Senkaku.

TheoĐất Việt