Trong khi Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga cử quanchức cấp cao tới họp, bàn về việc trừng phạt Iran, Trung Quốc cử đại diệncấp thấp. Theo VOA, điều này nói lên thái độ miễn cưỡng của Bắc Kinh trongviệc hậu thuẫn các biện pháp cấm vận mới mà các nước Tây phương muốn áp đặtđối với Tehran.

>>

Trung Quốc không sốt sắng ủng hộ những chế tài mới và cho rằng,cộng đồng quốc tế nên tiếp tục theo đuổi những biện pháp ngoại giao.

Sau cuộc họp vừa qua, đại diện Nga Sergei Ryabkov nói với cácphóng viên là nhóm P5 + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga + Đức) “bắt đầu mộtchương mới” trong việc đối phó với Iran nhưng chưa có một quyết định phải làmviệc gì kế tiếp.

Trung Quốc

Lâu nay, Trung Quốc vẫn ngần ngại trong việc ủng hộ các biện pháp mới đối với Iran khi họ cho rằng, cộng đồng quốc tế nên tiếp tục theo đuổi những giải pháp ngoại giao

Còn đại diện Mỹ William Burns mô tả cuộc họp kín này là “có íchlợi”. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ sẽ thúc đẩy những biện pháp mới nhắm vào Lựclượng vệ binh cách mạng Irancùng với những đối tượng khác.

Về phía Iran, nước này khẳng định, cuộc tranh chấp về chương trình hạt nhân củahọ phải được giải quyết trên cơ sở là các cường quốc thừa nhận quyền hạt nhâncủa Iran, thay vì các biện pháp trừng phạt mới.

Bộ Ngoại giao Iran khẳng định, việc 6 cường quốc thất bại, khôngđạt thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt Iran bổ sung trong các cuộc thảo luậntại New York là “lẽ tự nhiên”.

Sáu cường quốc muốn Iran chấp nhận một thỏa thuận về năng lượng được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, nhằm giải quyết những quan tâm của phương Tây về khả năng Tehran đang bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.

Cụ thể, P5 + 1 muốn Iran chấp nhận thỏa thuận, gửi hầu hết uranium nghèo của Iran ra nước ngoài để làm giàu lên mức cao hơn, cần thiết cho lò phản ứng hạt nhân dùng trong nghiên cứu. 

Tuy nhiên, Iran "phớt lờ" hạn chót do P5 + 1 đặt ra là ngày 31/12/2009. Do đó, P5 + 1 nhóm họp để tìm ra biện pháp đối phó mới. Tuy nhiên, họ chưa thống nhất được quan điểm.

Theo Huy Hoàng
Trung Quốc