Có một điều trùng hợp là trong số những hậuduệ của hai vị quân sư kỳ phùng địch thủ thời Tam Quốc - Khổng Minh nướcThục và Chu Du ở Đông Ngô - có nhiều nghệ sĩ lừng danh.

>>
>>

Tại Trung Quốc hiện nay, hậuduệ các chi của Khổng Minh Gia Cát Lượng (181-234) có khoảng 16.000 ngườisống trong 11 thôn - trấn thuộc 3 huyện - thị: Kiến Đức, Lan Khê và Long Du,tỉnh Triết Giang. Trong đó, nổi tiếng nhất là thôn Gia Cát ở thị trấn LanKhê - trung tâm hoạt động của hậu duệ dòng Gia Cát.

Ca sĩ - Siêu mẫu nổi tiếng

Theo Tam Quốc chí của TrầnThọ, Gia Cát Lượng người Dương Đô - Lang Nha, nay là Tân Nam - Sơn Đông. Ôngcưới vợ 20 năm vẫn chưa có con. Đến năm Kiến Hưng thứ 5 nhà Thục Hán (227),Gia Cát Lượng 47 tuổi mới có con trai là Gia Cát Chiêm, sau có thêm Gia CátHoài. Chiêm sinh Gia Cát Thượng và Gia Cát Kinh.

Năm Cảnh Diệu thứ 6, Ngụy tấn công Thục, Chiêm và Thượng đều tử trận, dòngchính chỉ còn Gia Cát Kinh. Đời Tây Tấn (265-274), triều đình muốn thu phụcnhân tâm nên phong Gia Cát Kinh làm huyện lệnh huyện Quận (nay là huyện My,tỉnh Thiểm Tây), sau thăng thứ sử Giang Châu. Từ đó, dòng họ Gia Cát mớingày càng phát đạt và di cư dần xuống phía Nam.

Trong số các hậu duệ của GiaCát Lượng, nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến Gia Cát Tử Kỳ, ca sĩ kiêmsiêu mẫu ở Hồng Kông. Tử Kỳ sinh năm 1983 tại Bắc Kinh, lên 6 tuổi theo giađình sang định cư ở Canada, năm 2004 trở về Hồng Kông làm người mẫu cho Côngty Calcarries nổi tiếng. Tử Kỳ cũng tham gia các phim ảnh quảng cáo sản phẩmdưỡng da Orbis, máy ảnh Canon, điện thoại, ngân hàng.

Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du

Gia Cát Tử Kỳ, hậu duệ đời thứ 63 của Gia Cát Lượng...

Đặc biệt, khi đóng phim Mỗimột lần thay đổi, Tử Kỳ được xem là “camera face” (gương mặt ăn ảnh) sánggiá. Những nhà sản xuất chương trình tiết lộ Tử Kỳ có tố chất di truyền củaông tổ Khổng Minh: Rất thông minh, nắm bắt rất nhanh các kỹ xảo, tư thế tạohình cũng như lời thoại. Thỉnh thoảng, cô cũng bắt chước ông tổ xem chỉ tay,xem phong thủy, bói Dịch cho người khác.

Theo bộ gia phả Gia Cát thịtông phổ chép trên vải lụa, căn cứ chữ đệm, Gia Cát Tử Kỳ chính là hậu duệđời thứ 63 của Khổng Minh. Những chuyện kể của các tiền bối trong gia tộc vềông tổ Gia Cát Lượng giúp Gia Cát Tử Kỳ phân biệt được chỗ nào thật, chỗ nàogiả trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Cô khẳng định: “Về trận Không thành kế (kế mở trống thành) đánh lừa Tư Mã Ý,ông cố tôi kể lại là của Thường thắng tướng quân Triệu Tử Long chứ khôngphải do ông tổ Khổng Minh của tôi làm”.

Diễn viên điện ảnh lừngdanh

Theo ông Chu Bá Tuyền, Ủyviên Thường vụ Ủy ban Nghiên cứu lịch sử văn hóa Viêm Hoàng Trung Quốc, hậuduệ đời thứ 63 của Chu Du (175-210), con cháu của danh tướng Đông Ngô nàyhiện tụ cư đông nhất ở vùng Mật Hồ, An Phúc, tỉnh Giang Tây với 35 hộ - hơn130 người.

Đây là dòng chính từ Chu Dẫn, con trai thứ của Chu Du. Con lớn của Chu Du làChu Tuần có phong thái giống cha nhưng chẳng may chết sớm. Con thứ hai làChu Dẫn vì có lời nói xúc phạm Tôn Quyền nên bị biếm ra quận Lư Lăng (nay làÔ Đông - Cát An, tỉnh Giang Tây).

Căn cứ bộ gia phả Tích SơnChâu thị đại thống châu phổ, Chu Du chết do bị trúng tên độc của quân TàoTháo, không phải như Tam Quốc diễn nghĩa thuật là do bị Khổng Minh chọc tứcmà hộc máu chết.

Chu Du là người có tài thao lược, văn võ song toàn, tinh thông âm luật lạirất đẹp trai nên được gọi là “Mỹ Chu lang”. Chu Du lớn hơn Khổng Minh 6 tuổi.

Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
..và Châu Nhuận Phát, truyền nhân của Châu Du

Trong đại chiến Xích Bích,mưu kế dùng “thuyền cỏ mượn tên” là của Chu Du. Tam Quốc diễn nghĩa tả ChuDu như một người có tâm địa hẹp hòi, đố kỵ, bị Khổng Minh “chọc giận ba lần”mà tức chết.

Kỳ thực, Chu Du là vị tướng soái rộng rãi, khoan nhượng. Lời than của ChâuDu trước khi chết “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?” cũng do La QuánTrung hư cấu.

Ông Chu Bá Tuyền cho biếtdiễn viên điện ảnh nổi tiếng Châu (Chu) Nhuận Phát chính là truyền nhân củaChu Du, thuộc dòng chính từ Chu Ứng Đẩu tách ra nhánh Chu gia ở Triều Dương- Quảng Đông.

Chu Bá Tuyền tỏ ra thất vọng vì Châu Nhuận Phátkhông được đạo diễn Ngô Vũ Sâm chọn vào vai ChuDu trong bộ phim Đại chiến Xích Bích để tái hiệnhình tượng ông tổ của mình.

“Thật đáng tiếc! Nếu Châu Nhuận Phát đóng vaiChu Du thì hay quá vì vừa có dáng vóc phù hợplại vừa là hậu duệ Chu gia. Lương Triều Vĩ khôngphù hợp với hình tượng Chu Du lắm” - Chu BáTuyền tiếc rẻ.

Trong khi đó, Châu Nhuận Phátchỉ cho rằng anh không đóng vai Chu Du trong Đại chiến Xích Bích đơn giản vìđoàn làm phim không đáp ứng được một số yêu cầu của anh.

Trung Quốc đệ nhất thôn

Thôn Gia Cát hay thôn Bát Quái ở thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang còn được gọi là “Trung Quốc đệ nhất thôn”, tập trung gần 6.000 người đều là hậu duệ của Gia Cát Lượng.

Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 62 của Gia Cát Lượng, cho biết ở thôn này “đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi”. Thôn Gia Cát do Gia Cát Đại Sư, hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng, lập vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300).

Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo cửu cung bát quái. Trước khi qua đời, Đại Sư di huấn con cháu không được thay đổi nguyên dạng, dù có bị tai ương.

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi. Trong thôn có đền thờ thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc..., đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.

Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ “Không làm lương tướng, tất làm lương y” nên nhiều đời theo nghề thuốc.

Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành thành phố Võ Hầu (tước hiệu của Khổng Minh Gia Cát Lượng).

Theo Thượng Văn
Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du