Ngay khi dư luận đang xôn xao về vai trò của các vịgiám khảo tại sân chơi Cặp đôi hoàn hảo thì các đơn vị tổ chức như VTV,HTV... cũng nhận được lá thư từ chối tham gia ban giám khảo các sân chơitương tự ở mùa thi 2012 của nhạc sĩ Tuấn Khanh.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh từng thànhcông trên ghế giám khảo của các cuộc thi Sao Mai - điểm hẹn, Vietnam Idol...Phóng viên đã trò chuyện cùng anh trước quyết định được coi là "nhạy cảm"trong thời điểm này.
Diễn viên của may rủi
- Lý do nào khiến từ cuốinăm nay anh quyết định từ chối không tham gia và sẽ không tham gia nữa cácchương trình truyền hình, đặc biệt là trong vai trò giám khảo, với những sânchơi hứa hẹn thu hút người xem trong thời gian tới?
![]() |
Nhạc sĩ Tuấn Khanh. |
- Có một chuyển động rất quantrọng trong vai trò của người làm giám khảo trong các game show của VN hiệnnay, đó là từ một vai trò chứng nhận cho các giá trị thực tế và sự công bằngtương đối của một cuộc thi, các thành viên giám khảo giờ đã thay đổi chỉ cònlà sự trình diễn mang tính tác động tâm lý. Họ trở thành những diễn viên củamay rủi.
- Lâu nay tiếng nói giữa giám khảo (những nhà chuyên môn) và đại đa sốcông chúng thường có sự "lệch pha" trong các cuộc thi ca hát. Giám khảo luônlà những vị khó tính hơn công chúng. Họ thường cho điểm dựa trên những yếutố về chuyên môn hơn là cảm tính, họ nghe nhiều hơn nhìn và họ thường khôngdễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng số đông. Nhưng với Cặp đôi hoàn hảo đang diễnra, mọi thứ có vẻ ngược lại. Anh nghĩ thế nào về "hiện tượng" này?
- Trong trường hợp giám khảocủa chương trình Cặp đôi hoàn hảo, là một sự phức tạp của việc các giám khảotương nhượng với các mối quan hệ đồng nghiệp, quen biết, thăm dò phản ứngkhán giả và cố tạo cho mình một hình ảnh tích cực trong công chúng, hơn làchấm thi cho một chương trình.
Việc các thí sinh “hoànhhành” chương trình và “qua mặt” ban giám khảo bằng những trò vui, mượn ốngkính truyền hình để bày tỏ với khán giả hơn là thi cử... cho thấy ba giámkhảo không đủ lực cho họ thi thố và cạnh tranh với nhau. Cuộc thi Cặp đôihoàn hảo đang bị lệch về một cảm giác các thí sinh đang tìm mọi cách để đốiphó với ban giám khảo, vốn khó lường về tính cách và số điểm chấm, hơn làcạnh tranh tài năng với nhau.
Sau một thời gian ngắn du nhập và làm quen với các loại game show có bangiám khảo, các nhà tổ chức đã vội vã quên đi các tiêu chí lớn nhất cần xâydựng là sự cân bằng ba cột trụ: giám khảo, người chơi và công chúng.
Ban giám khảo hay hội đồngnghệ thuật... của các game show hôm nay rất nhanh chóng trở thành một nhómngười trình diễn hay bình phong cho một cuộc chơi đầy sự kích động và mâuthuẫn giả tạo.
Ban giám khảo không còn cầmcân nảy mực, mà bị dồn ép đến mức trở thành người hối hả kiếm xìcăngđan hoặcbiến mình thành những vai trò kỳ lạ. Tôi thấy mình không còn hợp thời nữa.Từ chối để từ nay dành nhiều thời gian cho việc riêng và sáng tạo âm nhạc cólẽ thích hợp cho tôi hơn.
![]() |
Hai giám khảo của Cặp đôi hoàn hảo, chương trình đang rất nóng trong dư luận. |
- Trong vai trò giámkhảo của Sao Mai - điểm hẹn, Vietnam Idol, Song ca cùng thần tượng...hẳn anh cũng chịu rất nhiều áp lực. Theo anh, áp lực lớn nhất của mộtgiám khảo là gì? Xin lỗi khi phải hỏi anh liệu thù lao giám khảo có xứngđáng với những áp lực mà họ phải chịu?
- Áp lực của một giám khảo,theo tôi nghĩ, là phải đọc thật kỹ các kịch bản của trò chơi, hiểu các ýnghĩa tác động của nó để thực hiện vai trò một cách tốt nhất. Rất nhiều gameshow nhìn vào có thể thấy ngay là các giám khảo không hề đọc kỹ các bảnhướng dẫn gốc (bibble). Thậm chí, tôi còn chứng kiến nhiều giám khảo khinhận được các bản hướng dẫn thì cũng vứt qua một bên, cười và nói “có gì đâumà đọc”.
Làm sao để nói được điềuđúng, không làm tổn thương thí sinh và không lừa mị khán giả, tôi cho đó làmột áp lực lớn, mà muốn làm được là cả một nghệ thuật của sự chân thành. Cònthù lao? Hiện nay, giá của mỗi giám khảo ở các game show thường là từng thỏathuận riêng. Có người nhận rất cao, có người nhận rất thấp, nhưng dù cao haythấp áp lực cũng vô cùng.
Game show mỗi lúc mộttrẻ con và lộ liễu
- Với một sân chơi quánghiêm túc, kể cả giám khảo, có thể là lý do khiến nó dần trở nên kém hấpdẫn? Anh có nghĩ thế không?
- Mọi sự nghiêm túc ở gameshow VN từ lâu có chiều hướng giảm đi chứ không tăng lên. Thậm chí game showgiờ đây chỉ là trò giải trí không thể trông đợi một kết quả đúng. Hầu hết ởnhững nơi tôi đi qua, với các game show mình từng tham gia hay không, đâuđâu cũng có những lời mai mỉa về những kết quả được xếp đặt trước, về các sựcố kịch tính được dàn dựng trơ trẽn.
Thật lạ là game show mỗi lúc một trẻ con và lộ liễu hơn, còn khán giả thìmỗi lúc một nhạy bén và sắc sảo hơn, không hiểu sao các nhà tổ chức vẫnkhông nhận ra được điều này. Những trò vui thường rộn ràng và đông khách,nhưng rồi sẽ qua mau, tôi tin như vậy.
- Có hay không việc giámkhảo trong các cuộc thi dạng này thực tế cũng chỉ là một "diễn viên"? Họphải trò chuyện, hành xử, thậm chí chấm điểm theo một kịch bản có sẵn?
- Có những game giám khảo chỉlà một thành phần được xếp đặt của chương trình, theo ý muốn nhà tổ chức,nhưng cũng có game người chấm điểm có đủ nội lực để tranh đấu cho lý lẽ đúngcủa mình.
Xếp đặt cho một khung cảnhcần thiết vẫn xảy ra, nhưng lâu nay sự can thiệp của các nhà tổ chức ngàycàng nhiều hơn. Tôi không thể nhận định cho tất cả nhưng riêng với Cặp đôihoàn hảo, có thể nhìn thấy rõ các thành viên ban giám kháo thiếu một ngườitư vấn kết nối các vai trò của họ, để phối hợp được tốt nhất. Vì vậy, đôikhi dù cố gắng họ cũng bị rơi vào thế của những diễn viên thiếu hình ảnhtích cực.
Thói quen xách cặp đến mộtcuộc thi và tự tin vào khả năng của mình để chấm thi như một nhà chuyên mônđơn thuần đã lỗi thời. Ngồi ở ghế “nóng”, đôi khi giám khảo phải là một nhàxã hội học, một nhà tâm lý và phải biết cách trình bày trước đám đông. Mọithứ đang chuyển động và khán giả cũng đòi hỏi nhiều hơn, nếu không thíchnghi và cập nhật thì sự đào thải cũng không chừa bất cứ ai.
Theo Tuổi Trẻ