Công nghệ sản xuất vải sấy khô khá đơn giản. Chủ cơ sở chỉ cần xây một lò sấy với diện tích theo sản lượng dự tính mỗi mẻ (từ 4 đến 5 tạ vải tươi hoặc hơn). Lò xây bằng gạch, bên trên là lớp mành tre chứa vải, mành thưa, có khe hở để nhiệt bốc lên làm khô vải.
|
Vải tươi mất giá nhưng vải sấy lại khá đắt hàng. Ảnh: Diệp Sa. |
Cũng
giống nhà anh Chuyên, trên địa bàn huyện Lục Nam những năm gần đây còn
nổi lên nhiều hộ tự trồng và mua gom vải tươi về sấy khô xuất buôn với
số lượng lớn, như hộ anh Bình (Nghĩa Phương, Lục Nam) trung bình mỗi năm
tiêu thụ gần 30 tấn, hộ anh Huỳnh (Huyền Sơn, Lục Nam) được 20 tấn...
Anh Chuyên cho biết: “Người Trung Quốc thích mê vải sấy Việt Nam. Giá
bán lẻ vải sấy tại thị trường này quy ra tiền Việt rẻ nhất cũng hơn
100.000 đồng/kg, còn không có hàng mà bán. Vải tươi mất giá nhưng sấy
khô bán lại chạy, nên mấy năm gần đây gia đình tôi chuyển hẳn sang sấy
và xuất buôn vải này”, anh Chuyên cho biết thêm.
Chị Hằng, em gái anh Chuyên đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, mấy năm gần đây cứ vào mùa vải và giáp Tết lại tranh thủ nhập vải sấy của anh về bán lẻ. Chị cho biết, giá bán vải sấy ngày thường là 75.000 - 80.000 đồng/kg, ngày lễ Tết tăng lên 85.000 đồng/kg. Dịp Tết vừa rồi chị bán được 2 tạ vải sấy chỉ trong 1 tháng. Cũng theo chị Hằng, mong sao loại quả này ngoài bán tươi còn chế biến đa dạng nhiều sản phẩm, để những vụ tới nông dân không còn cảnh được mùa mất giá nữa.