ViệtNam đã có gần 20 năm nghiên cứu, cải cách tiền lương, thế nhưng kết quảlại không như mong muốn trong khi ngân sách lại ngày càng căng thẳng vìbội chi.

Mới đây,Viện Chiến lược chính sách (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo khoa học đadạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức trong10 năm tới. Tuy nhiên, dường như chính sách này khó tìm được tiếng nóichung.

Chính sách tiền lương… vẫn còn chắp vá

Theo TS Nguyễn Hữu Dũng - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐXH - thìchính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đangcòn quá nhiều mâu thuẫn và có nhiều tồn tại, bất cập. Ông Dũng cho rằng,Việt Nam đã duy trì quá lâu một chính sách tiền lương thấp.

Cũng đã cócải cách trong chi trả lương, thế nhưng cải cách này luôn bị chi phốituyệt đối bởi khả năng của ngân sách nhà nước (NSNN) và gắn chặt vớitiền lương tối thiểu. Lương CBCCVC vốn đã thấp lại ngày càng thấp xa sovới khu vực sản xuất kinh doanh, điều này chưa đảm bảo cho cuộc sống củahọ. Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu chỉ đảm bảo bù được trượt giá.

Vẫn chỉ là “gọt chân cho vừa giày”
Lương thấp, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng. Ảnh: Kỳ Anh

Ông Đặng NhưLợi - nguyên Phó Chủ nhiệm UB các Vấn đề xã hội Quốc hội - cho rằng: Từnăm 2003 đến năm 2011, nếu gốc mức lương tối thiểu là 210.000đ/tháng(2002) thì tiền lương danh nghĩa trong 8 năm tăng 295,2%. Trong khi đó,riêng chỉ số giá lương thực - thực phẩm đã tăng tới 255,8%.

Thời gian cải cách lương bị kéo dài, nhưng kết quả vẫn giữ nguyên lạicàng sai lầm lớn. Từ phân tích này, ông Lợi cho rằng chính sách lươnghiện nay trong tình trạng “chắp chắp vá vá”. Điều đáng nói là dù cảicách, nhưng lương vẫn thấp và không đủ sống. Thế nhưng thu nhập ngoàilương lại rất cao. Nghịch lý này khiến mỗi lần tăng lương tối thiểu lạilàm cho gánh nặng của ngân sách càng tăng, nhưng lại không thể hạn chếđược việc lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực khi thi hành côngvụ với lý do... lương thấp.

Cùng có quan điểm này, TS Nguyễn Hữu Dũng cho rằng tiền lương Nhà nướcquy định trả cho CBCCVC thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do NSNNbảo đảm lại chiếm tỉ lệ khá cao. “Cho nên buộc phải gọt chân cho vừagiày. Đây cũng là một trong những nút thắt khó gỡ nhất trong cải cáchchính sách tiền lương đối với CBCCVC vừa qua” - ông Dũng nói. Cụ thể.mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế bình quân hằng tháng không cao,nhưng tổng quỹ tiền lương và trợ cấp tăng quá cao khiến kinh phí để chitrả lương ngày càng hạn hẹp và luôn trong tình trạng căng thẳng, bộichi.

Cần cấu trúc lại nguồn lực tài chính trả lương


Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết tiền lương thì cần phải huy độngtừ nhiều nguồn, phải đổi mới cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập vàthực hiện cơ cấu lại chi NSNN. Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính NguyễnTrọng Nghĩa đưa ra phương án cụ thể là cần phải đổi mới cơ chế hoạt độngvà cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp công lập theo hướng đơn vịsự nghiệp được thu giá dịch vụ theo hướng từng bước tính đủ các chi phí,đơn vị sự nghiệp thực hiện hoạch toán - thu chi nhưng vẫn đảm bảo chínhsách an sinh xã hội.

Theo TS Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội - thìtừ tháng 10.2011, Việt Nam xóa bỏ chênh lệch tiền lương tối thiểu giữacác khu vực DN trong nước với nước ngoài và giữa các loại hình DN... Nhờvậy, tiền lương và thu nhập của người làm công ăn lương có xu hướng tăngtừ 10 - 20%/năm.

Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần.Nhưng một thực tế là chính sách tiền lương ở các khu vực còn chậm đổimới và thể chế hóa, không theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, thiếu côngbằng xã hội và chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinhtế. Tiền lương CBCC rất thấp, chưa đảm bảo cho họ sống.

Từ những phân tích này, các chuyên gia cho rằng cần phải làm sao để cácđơn vị sự nghiệp có cơ chế thông thoáng tự phát triển, có nguồn thu nhậpcao để trả lương cho CBCCVC trong đơn vị. Như thế, gánh nặng của Nhànước cũng bớt đi và sẽ có thêm nguồn để trả lương cho các đối tượngkhác.    

Theo Lao động