Anh nhìn đồng hồ. Quá nửa đêm.Tiếng quạt máy vo ve. Anh khó chịu, bỗng dưng anh thấy tức cô mà chẳng dám dằnthành tiếng. Đứa bé mỗi chốc lại í éo. Mỗi chốc nó lại gằn giọng, và cựa mìnhnhiều hơn.
- Yên nào, ngủ đi!
Nó chưa chịu ngủ, nó chẳng baogiờ nghe anh. Hồi nó còn bé xíu cho tới bây giờ, cha con gặp nhau được mấy chốc?Anh đếm được trên đầu ngón tay.
- Sau này, xa…
Anh định nói, rồi lại ngập ngừng,chẳng dám thốt ra thành lời. Cô, sau một hồi cãi vã, trả lại anh đứa con chưamột lần anh trông thấy nó cười. Chưa một lần anh có được trong dòng đời hối hả,một câu bông đùa với con.
Mới sinh thằng nhóc được hơn hainăm thì mẹ con cô chuyển về thành phố. Còn anh vẫn cặm cụi làm lụng ở quê, mỗitháng gửi lên đều đều một khoản tiền. Rồi bỗng một ngày anh có giấy chuyển lênthành phố làm việc. Từ đó, trớ trêu thay, những xung đột về nếp ăn, nếp ở cứ bámriết lấy đôi vợ chồng trẻ.
Cô chê anh nhà quê. Cô chê anhnghèo, chẳng được như ai kia.
Cứ tan sở về, buồn bực cô trút cảlên đầu anh.
Nhưng anh vẫn cứ im lặng, như bảntính hiền lành vốn ăn vào trong máu gã trai quê.
Hiền thường đi với cục, một ngày,anh thấy đấy là quá đủ, một ngày, anh bỗng thấy cái gai trong lòng mình dườngnhư nhọn hơn, dường như sắc hơn, nó đâm vào, nó chọc ngoáy đến tận óc.
Và, như bản năng vốn có của mộtgã đàn ông, anh cựa mình, anh chỉ khẽ cựa mình thôi, nhưng như vậy là quá đủrồi.
Cô than thở suốt bao năm trời, cô- một thân một mình gồng gánh việc nhà, chăm sóc con cái, ai sướng cho, mà anhdám, anh dám "khẽ cựa mình" như vậy?
Xong, nhé, thế là xong! Cô chửithẳng mặt anh, chẳng thèm nói kháy, chẳng việc gì phải cạnh khóe. Cô lôi kinhnghiệm hơn 2 năm sống trên thành phố mà nhè đúng mặt anh, tương một câu thẳngtưng: "Thằng nhà quê!".
Anh cự nự, vùng vằng chán chê,rốt cục thẳng toẹt một câu: "Chia tay!".
- Á à, anh tưởng chia tay là xongà. Thế còn con, ai nuôi nó? Anh định phủi tay đi luôn à? Anh - làm được gì ngoàivài đồng bạc mỗi tháng gửi từ quê lên. Anh đã bao giờ phải lau dọn cứt đái, đãbao giờ… đã bao giờ…
Hẳn nhiên chạm vào lòng tự ái củaanh.
*
Quán café vắng người vào một trưacuối hạ. Ngoài kia, cái nóng còn sót lại bấu víu vào mặt đường, nhuộm vàng vàichiếc lá hanh rơi rớt từ một cành cổ thụ ven đường. Trong kia, kẻ còn đương gísát mặt vào một chiếc gương nhỏ xíu lôi ra từ túi đồ, kẻ kia mỗi tiếng rít thuốcnhư một tiếng thở dài vô thức. Họ đều tránh nhìn nhau.
Phiên tòa chỉ mai kia thôi làdiễn ra. Cô gửi con lên nhà bà bác, rồi gọi anh ra quán. Đợi cho tới khi anh quờquạng điếu thuốc cuối cùng, cô gợi chuyện. Họ nói về phiên tòa, và đứa con traicủa họ. Cái nóng, cái bức bối chêm vào những tiếng cô cạnh khóe, cô pha đủ mọitrò hề, bêu riếu anh.
Và cô phủ bay cái quyền nuôi con,với một câu khích bác: "Xem anh có nuôi được không?".
- Nhưng cô là mẹ nó…
- Thế gần chục năm nay, anh cóthèm đoái hoài đến nó dù chỉ một lần? Anh nghĩ anh đẻ ra đấy rồi vứt cho tôinuôi? Thằng đàn ông vô trách nhiệm!
- Ừ, tôi nuôi - Anh quả quyết.
*
Con chưa ngủ, nó hờn dỗi, quayngang, quay ngửa.
- Trước khi con ngủ, mẹ thườnglàm gì? - Anh hỏi con.
Nó lắc đầu:
- Mẹ cho con gối đầu tay cơ!
- Ừ, lại đây…
Rồi anh chìa cánh tay ra, làmchiếc gối nhỏ xinh cho nó. Nhưng chiếc gối này đâu có mềm như cánh tay người mẹ.
Thế là nó lại ngồi dậy luôn, anhcũng nhỏm dậy theo.
- Không, mẹ về con mới ngủ cơ…
- Mẹ đi vắng, mai mới về thì sao?
Nó mếu máo, nó vùng vằng, nướcmắt nó tuôn trào, quện vào những dòng nước dãi, quện vào những cánh tay nhỏxinh.
- Không, con muốn mẹ về, mẹ phảivề, bố gọi cho mẹ đi…
Nào đâu cần con phải nhắc, mànhình điện thoại của anh từ tối đến giờ có khi nào thôi sáng đèn?
Nhưng kìa, đứa con, nó vẫn í éocái giọng như một điệp khúc, tựa hồ như tiếng "thuê bao…" mà từ tối tới giờ anhnghe dễ đến hàng trăm lần.
Anh tức, máu anh sôi sùng sục,định vung tay tát đứa con, mà kiềm lại, mà ngồi thần ra. Môi anh run lên, đấy làanh đang cố kiềm chế. Cố lên nào, cố lên, anh tự nhủ lòng mình.
Và rồi thì anh không chịu được,anh chạy, phản xạ như một con nghiện thèm … lan can. Anh nhảy bổ ra lan can, anhhít thật đẫy cái không khí mát rượi cho nguôi ngoai.
Nhưng anh càng điên tiết hơn nữa,vì một nhẽ, thấp thoáng đằng xa, cái khuôn mặt lòe loẹt son phấn, cái điệu cườiphỉnh ấy, vừa đi, vừa khúc khích cười đang tiến dần về phía anh.
Anh hăng máu. Cô vừa vào đến nhà,anh nhảy xổ ra.
- Cô đi đâu mà giờ này mới về?
- Mẹ… - Đứa con chạy tới ôm lấycô.
- Con, bỏ ra! - Anh quát.
Cô vẫn cái giọng mỉa mai, lênmặt:
- Chẳng việc gì đến anh?
- Không việc gì đến tao, nhưng"việc gì" đến con tao!
Anh bắt đầu hăng tiết lên rồiđấy, anh lôi cô lên phòng riêng, đóng kín cửa. Đứa con đập cửa thình thịch bênngoài, nhưng anh mặc kệ.
- Mày làm gì thì làm, nhưng phảibiết nghĩ đến con cái! - Anh chỉ thẳng vào cô, và lần đầu tiên anh xưng hô nhưvậy.
Cô, thì vẫn thế thôi, vẫn nhữngđiệp khúc mà từ ngày lên thành phố, anh sống, và nghe chúng, nghe tới nhuầnnhuyễn.
- Tôi đi khấn trời khấn phật,mong cho bố con anh mạnh khỏe, bình an, thế là sai?
- Mày khấn trời khấn phật mà sonphấn thế kia cho trời ngắm, phật ngắm à? Mày lễ trời lễ phật, trời phật ngủngày, đêm thức như cái loại lăng loàn nhà mày chắc?
Và cô, cứ thế mà át lời, cô lôiđủ thứ chuyện đâu đâu ra, cô dẩu mỏ lên mà cãi, rồi chửi:
- Thằng vô tích sự! Mai con nó xatôi rồi, thì cứ lúc nó khóc là về đây mà than khóc với tôi à?
Anh tát, tát mạnh, những cái táttừ bàn tay thô vụng, in lên má cô, tím hằn lại.
Đứa con sợ quá, nó nghe thấytiếng anh quát, nó nghe thôi đã đủ sợ rồi. Và nữa, nó nghe thấy hình như mẹ nóđang kêu gào, đang khóc.
Và nó chạy ngay sang nhà hàng xómđối diện, nó cũng gào, nó cũng khóc.
Anh trở về chiếc salon nơi gắn bóvới anh suốt gần một tháng nay. Hàng xóm chạy sang, họ nhìn anh, như nhìn mộtcon thú hoang lần đầu tiên đáp xe khách xuống thành thị.
Trên phòng mình, cô thao thao bấttuyệt cùng vài ả hàng xóm hiếu kì.
- Giời ơi, em đi lễ cho bố connhà nó, em về muộn…
- Thôi nào…
- Em đã làm gì kia chứ?
- Thôi, không sao là tốt rồi…
- Em…
Đứa con, qua ô cửa nhỏ, rón rénnhìn anh. Nó sợ anh, nó vẫn khóc, giọt nước mắt đọng lại thành cục qua hai hàngmi nhỏ xíu.
Mặt anh có nhúm lại, những dòngsuy nghĩ miên man trải dài trong anh. Anh ngập ngừng trước ánh mắt ấy, ánh mắtnhỏ xíu núp sau ô cửa sổ nhìn anh. Mai kia thôi, con xa mẹ rồi, anh lo lắm chứ,anh đâu có muốn như vậy? Mai kia thôi, rồi anh sẽ nuôi nấng nó ra sao, rồi sẽ rasao khi con thiếu mẹ?
Truyện ngắn của Nguyễn Trung Kiên
VNCA