- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
2 cách làm bánh rán siêu ngon chị em không thể bỏ qua mỗi dịp đông về
Trong bài viết dưới đây, mời bạn đến với công thức làm bánh rán lúc lắc (bánh cam) và bánh rán mặn - hai món bánh luôn làm xuyến xao những tâm hồn yêu đồ ăn ngon mỗi độ đông về.
Trong bài viết dưới đây, mời bạn đến với công thức làm bánh rán lúc lắc (bánh cam) và bánh rán mặn - hai món bánh luôn làm xuyến xao những tâm hồn yêu đồ ăn ngon mỗi độ đông về.
Cuối thu đầu đông, khi những cơn gió se lạnh bắt đầu trở nên quen thuộc cũng là lúc các món bánh nóng hổi, thơm nức trở thành thức quà yêu thích của nhiều người. Trong đó, thật thiếu sót nếu không kể đến hai món bánh truyền thống trứ danh là bánh rán lúc lắc (bánh cam) và bánh rán mặn.
Trong bài viết dưới đây, mời bạn đến với công thức làm bánh rán lúc lắc (bánh cam) và bánh rán mặn. Đây là cách làm của Facebooker Nuleha Vo, tên thật là Võ Nữ Lê Hà, hiện đang sống và làm việc tại Cộng hòa Séc. Cách làm của chị Lê Hà cũng đón nhận sự yêu thích đông đảo từ cộng đồng mạng nhờ hướng dẫn tỉ mỉ, thành phẩm ngon đẹp và khả năng thành công cao.
Bánh rán lúc lắc (bánh cam)
Gọi là bánh rán lúc lắc bởi khi cầm từng chiếc bánh tròn xoe và lắc nhẹ, bạn sẽ thấy phần nhân chạy lọc cọc nghe rất vui tai. Nhưng chừng đó thôi vẫn chưa đủ, cái thú vị của bánh rán lúc lắc còn nằm ở cảm giác thưởng thức. Lớp vỏ mỏng vàng ươm, giòn tan quyện cùng viên nhân ngọt thơm từ từ làm dịu đi cơn đói theo cách rất ngon miệng, nhẹ nhàng.
Nguyên liệu làm bánh rán lúc lắc
Phần vỏ bánh:
- 400g bột nếp ngon (bột nếp của Thái thường cho vỏ bánh có độ dẻo ngon hơn)
- 50g bột gạo tẻ
- 80 - 100g khoai lang nhuyễn mịn
Chú ý: Bạn luộc hoặc hấp chín khoai lang rồi cho vào bát và nghiền khoai cho nhuyễn mịn.
- 100g đường
- 1/2 thìa cà phê muối
- 330ml nước ấm (khoảng 60 độ C)
Chú ý: Nên điều chỉnh lượng nước tuỳ theo độ hút nước của loại bột mà bạn chọn.
- 6g bột nở (baking powder)
- 1 thìa ăn cơm dầu ăn
- 100g vừng rang sơ
Phần nhân bánh:
- 200g đậu xanh đã cà vỏ
- 100g đường (có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị)
- 80g dừa bào vụn (có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị)
- 1 thìa ăn cơm dầu dừa hoặc dầu ăn
- Lượng nhỏ vani
Cách làm bánh rán lúc lắc
A. Làm nhân bánh
- Vo sạch đậu xanh rồi ngâm với nước ấm khoảng 3 tiếng cho nở mềm. Vớt đậu và đem hấp hoặc nấu chín. Khi đậu xanh chín, đem nghiền nhuyễn mịn (hoặc bạn có thể dùng máy xay).
- Cho đậu vào chảo cùng với dầu dừa (hoặc dầu ăn) và đường rồi sên với lửa nhỏ tới khi đậu hơi khô. Thêm dừa vụn vào đảo đều khoảng 1 phút (không xào nhân khô quá). Cuối cùng cho vani vào đảo đều và tắt bếp.
- Khi đậu còn ấm chia đều thành những viên nhỏ khoảng 20g (có thể điều chỉnh tùy ý thích). Bọc kín phần nhân rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 45 phút cho nhân cứng lại. Phần nhân cứng sẽ giúp việc bao bột được dễ dàng hơn.
B. Làm vỏ bánh
- Hòa tan đường, muối với 330ml nước ấm (nhiệt 60 độ C) để thu được nước đường.
- Cho bột nếp, bột tẻ, bột nở và khoai lang vào âu rồi trộn đều. Tạo khoảng không nằm giữa khối bột như miệng giếng rồi đổ nước đường ở trên vào. Dùng đũa đảo đều cho bột quyện thành khối.
- Dùng tay nhào trộn cho bột mịn dẻo không dính tay. Khối bột đạt sẽ không quá khô và cũng không quá ướt.
Chú ý: Nếu bột còn khô thì chế thêm chút xíu nước. Bột ướt thì thêm chút bột nếp. Tùy theo từng loại bột bạn dùng mà điều chỉnh lượng nước phù hợp.
- Bọc kín âu bột và để bột nghỉ ít nhất khoảng 60 phút.
Chú ý: Nếu có thời gian, bạn có thể bọc kín âu bột và để nghỉ khoảng 4 tiếng.
C. Nặn bánh
- Sau khi bột nghỉ đủ chia bột thành từng viên. Số lượng viên bột tương đương với tổng số lượng các viên nhân.
- Mỗi viên bột nặng gấp đôi viên nhân. Nếu bạn thích ăn vỏ dày hơn thì tăng lượng bột lên một chút (khoảng gấp rưỡi).
- Vê tròn viên bột, ấn hơi dẹt và đặt viên nhân vào giữa rồi bao kín lại.
Chú ý: Bạn có thể thoa chút dầu ăn hoặc chút nước vào lòng bàn tay để vê bánh cho khỏi dính.
- Lăn bánh qua lớp vừng rồi dùng tay bóp nhẹ, đều để vừng bám chắc vào bánh và không bị rơi vừng ra khi rán.
D. Rán bánh
- Làm nóng dầu ăn trong chảo sâu lòng với lửa vừa. Bạn có thể dùng nồi bé để tiết kiệm dầu. Lượng dầu phải ngập bánh.
- Cách kiểm tra dầu đạt đủ độ nóng: Dùng đũa khô nhúng thẳng vào giữa chảo dầu. Thấy đầu đũa sủi bọt lăn tăn là được.
Chú ý: Nếu dầu nóng quá sẽ làm lớp vỏ có đường của bánh dễ bị cháy. Còn nếu bạn để lửa nhỏ quá lại khiến bánh ngấm dầu mỡ, nở kém, vỏ dai.
- Khi dầu đủ nóng thì hạ lửa xuống mức nhỏ vừa.
- Thả bánh vào chảo từ từ, men theo thành để dầu ăn không bắn vào tay. Đợi khoảng 45 giây để bánh hơi se mặt rồi mới dùng đũa đảo đều bánh.
- Không rán quá nhiều bánh trong một mẻ để tạo khoảng cách đủ giúp bánh nở.
- Sau khi rán với lửa nhỏ vừa được 2/3 thời gian, thấy bánh nổi lên trên mặt chảo dầu và có màu vàng nhạt thì tăng lửa dần lên đến mức vừa. Vừa đảo bánh đều tay, vừa dìm bánh xuống để bánh nở hết. Nhờ đó lớp vỏ ngoài giòn, mỏng và tách nhân. Đây là bước làm giúp bánh khi nguội vẫn không bị xẹp và tròn xoe.
- Thường mỗi mẻ bánh có định lượng như cách làm sẽ chín trong khoảng 12 - 15 phút.
- Khi vỏ bánh vàng đều như ý thì vớt bánh ra và trải đều trên giấy thấm dầu.
Chú ý: Không bày bánh chồng chéo lên nhau.
Bánh rán mặn
Với bánh rán mặn, cái ngon lại nằm ở lớp vỏ giòn ngoài dẻo trong, gói trọn phần nhân thịt thơm nức vị hành khô, nấm hương, mộc nhĩ. Bánh rán mặn phải ăn nóng, thường dùng kèm nước chấm chua ngọt. Mà cũng nhờ thế, giữa không khí se lạnh ngày gió về, cái ấm nóng và mùi thơm hấp dẫn của bánh rán mặn có thể chiều lòng khẩu vị từ người lớn tới trẻ nhỏ.
Nguyên liệu làm bánh rán mặn
Phần vỏ bánh
- 400g bột nếp (bột nếp của Thái thường cho vỏ bánh có độ dẻo ngon)
- 70g bột gạo tẻ
- 30g đường (không bắt buộc)
- 5g muối
- 5g bột nở (baking powder): nguyên liệu này không bắt buộc. Tuy vậy nếu có bột nở, vỏ bánh sẽ nở đẹp và xốp hơn.
- 150g khoai lang hoặc khoai tây đã làm sạch vỏ, hấp chín là nghiền nhuyễn mịn (công thức này sử dụng khoai tây)
- 330ml - 350ml nước ấm 60 độ C để nhồi bột.
- 1 thìa cơm dầu ăn.
Nguyên liệu phần nhân bánh
- 400g thịt xay
- 40g mộc nhĩ
- 30g nấm hương
- 3 cây hành lá, 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1/2 củ hành tây
- 15g miến dong
- Hạt nêm, muối, nước mắm, đường, giấm (hoặc nước cốt chanh)
- Tỏi, ớt băm nhỏ
- Xà lách, rau mùi, cà rốt, đu đủ xanh (hoặc su hào)
Cách làm bánh rán mặn
A. Cách làm vỏ bánh
- Cho bột nếp, bột tẻ, khoai tây nghiền nhuyễn, đường, muối, dầu ăn, bột nở vào âu to rồi trộn đều. Đổ từ từ nước ấm đã chuẩn bị ở trên vào, đảo đều. Dùng tay nhồi bột cho đến khi bột mịn, dẻo, không khô hay ướt quá và không dính tay là đạt.
Chú ý: Điều chỉnh lượng nước tuỳ theo độ hút nước của từng loại bột bạn dùng.
- Bọc kín khối bột và để nghỉ trong 1 tiếng. Nếu bạn có thời gian thì nên ủ lâu hơn, khoảng 3 tiếng- 4 tiếng vì bột nghỉ đủ lâu sẽ càng ngon.
B. Cách làm nhân bánh
- Ngâm miến với nước ấm ở 35 độ C tầm 5 phút rồi vớt ra và cắt miến ngắn khoảng 1cm.
- Ngâm mộc nhĩ, nấm hương cùng nước ấm trong 20 phút tới khi nở mềm. Đem rửa sạch, cắt bỏ chân, thấm khô nước, thái chỉ và băm nhỏ.
- Cà rốt đem nạo sạch vỏ, bào sợi rồi băm nhỏ.
- Hành tây đem thái hạt lựu.
- Hành lá cắt nhỏ.
- Chuẩn bị 1 âu to và cho thịt xay, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, hành tây, miến, hành lá vào.
- Thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cơm dầu ăn, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu bột.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu.
- Chia nhỏ nguyên liệu thành các phần bằng nhau rồi nắm tròn lại. Ở công thức này, mỗi viên nhân sẽ nặng khoảng 20g.
- Nhân bánh không xào chín trước khi nặn sẽ giúp việc nặn bánh dễ dàng hơn. Bánh sau khi chín có phần nhân đẹp, ngọt thịt, chắc.
B. Nặn bánh
- Sau khi bột ủ đủ thì chia nhỏ thành các viên bột. Số lượng viên bột bằng tổng số lượng các viên nhân.
- Khối lượng của vỏ bột gấp đôi khối lượng của viên nhân (khoảng 40g/viên bột).
- Vê tròn viên bột, ấn dẹt và cho viên nhân vào giữa. Miết và vê bột sao cho bao kín phần nhân bởi nếu để hở, không khí sẽ lọt vào làm bánh bị nổ khi rán.
- Vê bánh thành hình tròn hoặc bầu dục tuỳ thích.
- Chú ý: Trong quá trình nặn bột nên nặn tới đâu lấy tới đó. Lượng bột còn lại luôn bọc kín để tránh bột bị khô làm bánh khi rán dễ rạn, nứt.
C. Rán bánh
- Làm nóng dầu ăn trong chảo sâu lòng với lửa vừa. Lượng dầu phải ngập bánh. Có thể dùng nồi nhỏ để tiết kiệm dầu ăn.
- Cách thử độ nóng của dầu: Cắm đôi đũa khô vào chảo dầu, thấy đầu đũa sủi tăm là đạt. Lúc này, nhiệt độ của dầu khoảng 160 độ C.
- Khi dầu đã đủ nóng thì hạ về mức lửa vừa, thả bánh từ từ vào men theo thành chảo để dầu ăn đỡ bắn vào tay.
- Chú ý:
1. Nhiệt độ của dầu cần đạt chuẩn. Nếu dầu quá nóng sẽ khiến vỏ bánh cháy sém, nứt vỏ trong khi nhân chưa kịp chín. Còn nếu rán với lửa nhỏ lại dễ làm bột bị chai, bánh ngấm dầu, nở kém.
2. Sau khi cho bánh vào thì để bánh yên khoảng 1 phút để bánh định hình, bột se lại rồi mới được dùng đũa đảo đều theo cách nhẹ nhàng để tránh làm rách vỏ.
3. Không thả nhiều bánh vào rán một lúc bởi sẽ làm bánh chen chúc nhau, khó đẹp và khó nở hết.
- Đảo bánh đều tay, thi thoảng dìm bánh xuống.
- Rán đến khi bánh cứng cáp, hơi vàng nhạt thì tăng lửa lên mức vừa rồi rán tiếp đến khi bánh đạt độ giòn vàng như ý.
- Vớt bánh ra để lên giấy thấm dầu. Không để bánh chen chúc nhau.
- Xếp bánh lên giá (rack) inox có lỗ thoáng phía dưới để bánh ráo dầu và giòn lâu hơn.
- Mỗi mẻ bánh có định lượng như công thức thường rán mất khoảng 30 phút.
D. Mẹo rán bánh giòn lâu hơn thông thường
- Rán bánh thành 2 lần.
- Lần 1: Rán bánh với lửa nhỏ đến khi bánh nổi lên, hơi vàng mặt thì vớt ra.
- Lần 2: Tăng lửa bếp lên mức vừa rồi rán bánh đến khi vàng giòn như ý.
- Làm tương tự các bước trên sẽ thu được bánh rán mặn giòn lâu hơn thông thường.
E. Pha nước chấm chua ngọt dùng cùng bánh rán mặn
- Gọt vỏ cà rốt, su hào rồi đem tỉa hoa hay thái lát mỏng vừa ăn tuỳ theo ý thích.
- Trộn cà rốt, su hào cùng đường rồi để 15 phút.
- Chắt bỏ hết nước, thêm nước cốt chanh (hoặc giấm) vào trộn đều.
- Pha nước chấm theo tỉ lệ: 4 thìa nước đun sôi để nguội, 1 thìa đường, 1/2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nước mắm ngon.
- Hoà tan tất cả, nêm nếm cho hợp khẩu vị.
- Vớt cà rốt, su hào và thả vào nước chấm.
- Khi ăn thêm tỏi ớt băm vào với lượng tuỳ theo ý thích.
Chúc bạn ngon miệng cùng 2 món bánh trứ danh của mùa đông là bánh rán lúc lắc (bánh cam) và bánh rán mặn này nhé!
Theo Helino
-
Vào bếp3 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp10 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.