- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách nấu canh cua mồng tơi không tanh, thanh mát ngày hè
Canh cua mồng tơi là món ăn quen thuộc vào những ngày nắng nóng. VietNamNet xin giới thiệu cách nấu canh cua mồng tơi không tanh, thanh mát ngày hè.
1. Nguyên liệu làm canh cua rau mồng tơi
250g cua đồng
1 bó rau mồng tơi
1 bó rau đay
Hành tím
Dầu ăn
Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt
Cua đồng. Ảnh: Dienmayxanh
2. Cách nấu canh cua mồng tơi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cho cua đồng và chút muối hạt vào chậu, ngâm khoảng 30 phút rồi rửa sạch chất bẩn bám trên mình cua và bắt đầu làm cua.
Để làm cua, bạn bóc mai, khều gạch vàng để riêng. Sau đó, cho gạch lên rây rồi rửa nhẹ qua nước cho sạch. Phần thân cua cho vào rổ, rửa sạch, rồi đổ vào cối, thêm chút muối hạt, giã thật nhuyễn. Muối sẽ giúp cho protein từ thịt cua kết dính, khi nấu tạo thành tảng.
Tiếp theo, cho nước vào cối, dùng tay bóp kỹ thịt cua tan ra, để lắng rồi lọc lấy nước. Tiếp tục lọc vài lần để lấy hết phần thịt cua.
Rau mồng tơi và rau đay nhặt lấy phần ngọn và phần lá tươi, bỏ phần gốc, lá già và lá vàng. Sau đó rửa sạch, cho ra rổ để ráo.
Mướp nạo vỏ, rửa sạch rồi dùng dao cắt xéo thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Hành tím đem bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Nấu canh
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, rồi cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đó, cho phần gạch cua vào đảo đều trong vài phút.
Sau đó, cho nồi nước lọc cua lên bếp đun, trong quá trình đun thì quấy đều tay.
Trước khi cua sắp sôi thì cho lửa nhỏ lại để phần thịt cua kết lại với nhau. Vì phần canh cua này dễ bị trào ra bạn nên chú ý thật kĩ để không bị trào, dẫn đến mất phần thịt cua. Khi nước canh cua bắt đầu sôi, cho gạch cua đã phi thơm và hỗn hợp rau vào.
Cuối cùng, cho 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt vào, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
Canh cua mồng tơi thanh mát. Ảnh: bachhoaxanh
Bước 3: Hoàn thành
Múc canh cua rau mồng tơi ra bát và thưởng thức. Canh cua rau mồng tơi ăn cùng cà pháo giòn, đậu phụ chiên vàng thì ngon tuyệt.
3. Lưu ý khi nấu canh cua mồng tơi
Để nấu canh cua mồng tơi ngon, bạn cần chọn mua nguyên liệu chuẩn.
Bạn nên chọn những con cua đồng có vỏ sáng, bóng, thân mập, còn đủ chân, càng và chạy khỏe. Bạn nên chọn cua cái, vì chúng sẽ có nhiều gạch hơn sẽ giúp món canh ngọt và thơm hơn. Cua cái sẽ có phần yếm hình bầu dục và rộng hơn.
Không nên chọn cua có vỏ mềm, bụng có lông hoặc cua bị yếu, không còn chạy vì đây là cua bị ngạt, thịt bở và hôi.
Khi chọn mua rau mồng tơi sạch, không bị phun thuốc thì bạn nên chọn rau có ít lá, lá và ngọn nhỏ, thân và lá có màu xanh tươi. Không nên chọn rau mồng tơi có lá, thân to, mập mạp, lá có màu xanh thẫm, mướt vì đây là rau mồng tơi đã được phun thuốc, khi ăn sẽ không đảm bảo an toàn.
Nên chọn mướp có kích cỡ vừa phải, vừa ngọt lại vừa ít xơ, ăn rất ngon. Không nên chọn mướp có vỏ màu xanh ngả vàng, ấn nhẹ thấy quả cứng hoặc quả quá to vì đây là mướp già, khi ăn sẽ nhiều xơ, không ngon.
Không nên lọc cua qua rây vì phần thịt cua sẽ bám vào rây.
Bí quyết quan trọng nhất chính là canh nhiệt độ khi nấu. Ban đầu, sau khi cho nồi lên thì bật lửa vừa và khuấy đều vòng tròn theo một chiều nhằm giúp thịt cua không bén đáy và hòa quyện vào nhau. Khi phần thịt nổi lên hết, hạ lửa nhỏ và gạt thịt cua sang một bên hoặc múc riêng ra bát, ém chặt nước.
Yêu cầu thành phẩm là bát canh với nước dùng ngon ngọt tự nhiên, thịt cua đóng tảng đẹp mắt, rau xanh mướt.
Cách làm canh cua rau mồng tơi không tanh, thanh mát như trên đơn giản phải không? Hãy vào bếp trổ tài để chiêu đãi cả nhà món canh bổ dưỡng này nhé!
>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất
Theo VNN
-
Vào bếp15 giờ trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp1 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp1 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp2 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp3 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp3 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp4 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp4 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp5 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp6 ngày trướcCá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp6 ngày trướcGiấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.
-
Vào bếp14/11/2024Cá heo kho lạt là món ăn ngon và phổ biến ở khu vực Tây Nam Bộ, đây là món ăn rất hao cơm được nhiều gia đình ưa chuộng.
-
Vào bếp14/11/2024Loại rau này từ xa xưa được xem là báu vật thiên nhiên, bởi giàu hàm lượng vitamin C tác dụng kháng virus, bảo vệ cơ thể.