- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chả tôm Thanh Hóa - đặc sản xứ Thanh nhắc đến là thèm
Hương vị thơm ngon, màu sắc óng ánh vàng rực kết hợp cùng mùi hương hấp dẫn, chả tôm Thanh Hóa chắc chắn là lựa chọn bạn không thể bỏ lỡ khi đến với vùng đất này.
Nhắc đến đặc sản Thanh Hoá, bên cạnh nem chua, mắm tép, bánh gai..., chắc chắn không thể bỏ qua món chả tôm thơm lừng và hấp dẫn.
Thời tiết lành lạnh mùa đông hay những lúc chuyển mùa cực thích hợp để ăn chả tôm Thanh Hoá. Vừa ngồi ăn chả tôm, vừa xem nướng chả xèo xèo trên bếp, chẳng còn gì thú vị bằng. Miếng chả thơm lừng, nóng giòn, vị tôm thơm bùi hoà quyện với nước chấm chua cay ngọt, ăn thêm chút rau sống nữa thì quá tuyệt, đảm bảo ăn một lần là nhớ mãi. Chẳng ngoa khi nói rằng chả tôm là một trong những món ăn độc đáo và khó tìm nhất vùng đất Bắc Trung Bộ.
Miếng chả thơm lừng, nóng giòn, vị tôm thơm bùi hoà quyện với nước chấm chua cay ngọt. (Ảnh: Internet)
Cách làm chả tôm Thanh Hóa chuẩn vị, hấp dẫn
Cách làm chả tôm Thanh Hóa ngon không hề khó, nếu bạn chưa có cơ hội trực tiếp thưởng thức món ăn này thì có thể tham khảo cách làm dưới đây để chế biến ngay tại nhà nhé!
Nguyên liệu:
Tôm sú: 500g, thịt lợn: 300g (nên chọn miếng thịt có cả nạc và mỡ để tạo độ ẩm và mềm cho miếng chả), bánh phở: 200g (nên chọn loại bánh dày và dai để khi nướng chả không bị vỡ), ruột gấc: 1 bát con, đu đủ: 100-200g để dùng làm dưa góp ăn kèm nước chấm, cà rốt: 1 củ nhỏ, hành, tỏi, ớt, rau sống (xà lách, rau mùi, húng,… để cuốn ăn kèm), các gia vị: nước mắm, đường, muối, bột canh, dầu ăn, hạt tiêu, mì chính.
Các bước chế biến chả tôm Thanh Hóa:
Bước 1: Sơ chế tôm
Trước khi tiến hành làm chả tôm Thanh Hóa, bạn cần sơ chế tôm để khử hoàn toàn mùi tanh. Tôm sau khi rửa sạch, ngâm nước muối từ 3 - 5 phút thì cho ra bỏ đầu, lột vỏ, lấy chỉ đen ở lưng và rửa sạch phần bẩn ở đầu tôm. Cuối cùng, đem chần qua nước sôi và vớt ra để nguội.
Bước 2: Chế biến thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào chảo, đảo hơi xém cạnh. Sau đó đổ phần thịt vào tôm đã sơ chế, nêm gia vị gồm 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm và để từ 5-7 phút cho ngấm đều gia vị.
Làm bánh tôm Thanh Hóa trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Bước 3: Làm chả tôm Thanh Hóa
Giã phần thịt và tôm trong cối đá cho đến khi quyện vào nhau thành một màu hồng đẹp mắt. Có hơi mất thời gian nhưng việc giã chả bằng tay sẽ giúp giữ lại độ ngọt của thịt, tôm và khi ăn bạn vẫn sẽ cảm nhận được trọn vị hơn là cho vào máy xay.
Bước 4: Sơ chế gấc tươi
Ngâm gấc tươi với rượu nếp trắng từ 3-5 phút cho hơi bong lớp màng bên ngoài, sau đó bỏ hạt, giữ lại phần thịt. Trộn một nửa thìa cà phê đường, thêm nước vào gấc, sau đó xay hoặc giã nhuyễn rồi đem trộn gấc cùng với phần tôm thịt ở trên để tạo màu đỏ đẹp mắt.
Bước 5: Xào chả tôm
Bạn bóc hành, tỏi, ớt, băm nhỏ và cho lên chảo phi thơm, sau đó đổ phần tôm thịt đã trộn cùng gấc vào đảo cùng. Lúc này, các bạn cho thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu và đảo đến khi thịt chín, ngấm đều gia vị rồi cho ra ngoài.
Bước 6: Cuốn chả
Đây là bước cuối cùng trong công đoạn làm chả tôm Thanh Hóa. Bạn cắt bánh phở thành những miếng chữ nhật nhỏ khoảng lòng bàn tay, cho phần nhân đã xào chín vào và cuốn lại thành từng chiếc nem nhỏ vừa ăn.
Bước 7: Làm nước chấm chả tôm đúng điệu
Bánh chả tôm Thanh Hóa ngon đúng điệu là nhờ phần nước chấm chua ngọt ăn kèm, đây có thể coi là “linh hồn” của món ăn. Để làm nước chấm ngon đúng cách, bạn chỉ cần trộn 3 thìa canh nước mắm với 2 thìa đường, 2 thìa mì chính, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa giấm, 1 chút ớt và tỏi băm, cho thêm đu đủ đã được bóp muối vào sau đó khuấy đều.
Theo VTC
-
Vào bếp4 giờ trướcNgười xưa thường khuyên con cháu trồng loại cây này trước cửa nhà để bất cứ khi nào cần đều có sẵn để dùng. Loại cây này có tác dụng tốt mà có thể nhiều người chưa biết.
-
Vào bếp17 giờ trướcThịt ba rọi (ba chỉ) kho cùi dừa là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và dễ làm, phù hợp với bữa cơm gia đình.
-
Vào bếp20 giờ trướcMột loại cây ăn được cả lá và củ được biết đến như "nhân sâm mùa đông" giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch… Bỏ túi cách chế biến sau để nắm trọn dinh dưỡng.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh kết hợp với đường phèn là phương thuốc trị ho, tăng cường sức khỏe lúc giao mùa; dưới đây là cách làm siro chanh bằng nồi cơm điện.
-
Vào bếp2 ngày trướcMón trứng cút sốt chua ngọt đáp ứng khẩu vị của cả trẻ em lẫn người lớn, giàu dinh dưỡng, giá thành rẻ và không khó làm.
-
Vào bếp2 ngày trướcLoại rau này được cho là một trong những loại rau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
-
Vào bếp3 ngày trướcBò xào dứa là món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn và dễ làm.
-
Vào bếp3 ngày trướcHai nguyên liệu chính của món canh này là trứng và cà chua. Trong đó, cà chua cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng và cách nấu món canh bổ dưỡng này.
-
Vào bếp4 ngày trướcBột chiên là món ăn mà bất cứ người trẻ nào ở TP.HCM cũng vài lần lê la góc đường, vỉa hè thưởng thức một cách ngon lành.
-
Vào bếp5 ngày trướcĐêm tiệc Halloween tại gia của mọi người sẽ thêm phần thú vị bởi những món bánh tạo hình 'ma quái'.