Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng mùng 2 Tết ý nghĩa, chuẩn vị nhất cho năm 2023

Trong lễ cúng Tết nguyên đán không thể thiếu mâm cơm cúng mùng 2 Tết sao cho đầy đủ và tươm tất để cầu mong một năm suôn sẻ, bình an. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng gia tiên và thần linh trong ngày mùng 2 Tết 2023.

Vào ngày mùng 2 theo quan niệm dân gian vẫn là ngày tết nên vẫn phải thực hiện các nghi thức làm mâm cúng đầy đủ. Vì theo quan niệm người Việt là phải cúng lế tổ tiên từ ngày mời tổ tiên về nhà ăn Tết đến ngày hoá vàng. Trong một số gia đình Việt thì vào ngày mùng 2 sẽ thực hiện việc hoá vàng. Vì thế mâm cúng vào ngày mùng 2 tết mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Cúng mùng 2 Tết 2023 vào giờ nào tốt nhất?

Cúng mùng 2 Tết 2023 Quý Mão nên được diễn ra từ lúc 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, vào thời điểm gia chủ thuận tiện nhất trong ngày. Ngoài ra, bạn đọc có thể thể tham khảo thêm Giờ đẹp ngày mùng 2 Tết 2023 để tiến hành nghi thức cúng bái, dâng lễ lên gia tiên vào dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

- Giờ hoàng đạo vào mùng 2 Tết 2023 như sau:

* Kỷ Sửu (01h-03h)

* Nhâm Thìn (07h-09h)

* Giáp Ngọ (11h-13h)

* Ất Mùi (13h-15h)

* Mậu Tuất (19h-21h)

* Kỷ Hợi (21h-23h)

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng mùng 2 Tết

Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng mùng 2 Tết ý nghĩa, chuẩn vị nhất cho năm 2023-1

Trên cơ sở đối với mâm cúng mùng 1 Tết thì đối với mùng 2 không có quá nhiều sự thay đổi trong cách thức chuẩn bị. Các quý gia chủ có thể thêm thắt những món ăn cúng trên mâm được mới lạ và bắt mắt hơn.

Mâm cơm cúng miền Bắc

Mâm cỗ cúng mùng 2 truyền thống đối với người miền Bắc thường có:

- Gà luộc nguyên con

- Bánh chưng xanh

- Đĩa nộm hoặc đồ xào

- Canh rau củ

- Nem rán, chả lụa hoặc giò thủ

Mâm cơm cúng miền Trung

Một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có cách bày cỗ khá giống người miền Bắc, nhưng từ Huế trở đi, hương vị và số lượng các món ăn đã có sự biến chuyển. Người miền Trung không gói bánh chưng mà gói bánh tét.

Ngoài những món miền nào cũng có như gà luộc, giò, xôi, họ thường làm những món đơn giản như thịt kho, rau xào, rau sống, chả ram… Tất cả thức ăn đều được chia ra thành những đĩa nhỏ thể hiện sự chắt chiu, chia sẻ. Đôi khi, người dân miền Trung sẽ dâng lên những mâm cỗ, các loại thực phẩm, món ăn chay, nhất là vào ngày mùng 1. Những món ăn này đều có vị hơi mặn và khá cay nhưng chan chứa sự chân chất, khó nhọc của người dân miền biển.

Mâm cơm cúng miền Nam

Ở miền Nam, mâm cỗ cúng ngày mùng 2 Tết, hay mùng 1 đều không thể thiếu chiếc bánh tét, đĩa bánh tráng và nồi thịt kho tàu. Hương vị và cách làm món thịt kho tàu ngon đúng điệu ở miền Nam hơi khác so với các vùng còn lại.

Bánh tét thì bên trong có nhiều nhân hơn khi thì thịt mỡ, đỗ xanh khi lại trứng muối, dừa nạo… Bên cạnh đó còn có gỏi ngó sen, giò heo nhồi, phá lấu… đặc biệt là những món hải sản bổ dưỡng như tôm, ghẹ. Nếu miền Bắc là canh măng thì ở miền Nam, canh khổ qua lại là món ăn được chọn lựa để dâng cúng lễ với ý nguyện một năm khổ cực đã qua đi, đón năm mới bình an và may mắn. Các món ăn kèm có thể là củ cải hay củ kiệu muối.

Tâm Bình (TH) - Theo Vietnamnet


mâm cúng

Tết Nguyên Đán


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.