Lộ rõ bí mật mà những người bán loại quýt nhỏ siêu ngọt giấu kín như bưng khiến ai cũng giật mình

Theo lời giới thiệu của những người bán hàng, quýt này có nguồn gốc từ Sài Gòn, nhưng một số chủ hàng khác lại khẳng định

Theo lời giới thiệu của những người bán hàng, quýt này có nguồn gốc từ Sài Gòn, nhưng một số chủ hàng khác lại khẳng định, loại quýt này được nhập khẩu từ Thái Lan. Thế nhưng, cả hình thức lẫn giá cả thì chúng y chang nhau. Liệu họ đang cố tình che giấu bí mật gì?

Việt Nam có loại quýt siêu ngọt này không?
 

Lộ rõ bí mật mà những người bán loại quýt nhỏ siêu ngọt giấu kín như bưng khiến ai cũng giật mình-1

Trên thực tế, loại quýt này có cả hàng Trung Quốc và Việt Nam. Loại quýt nhỏ này cũng có được trồng tại các tỉnh miền Tây như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre… Nó khá phổ biến ở TP. HCM nên còn được gọi là quýt Sài Gòn. Loại quýt này còn có một cái tên gọi khác là quýt đường bởi đặc trưng có vị ngọt hắc.

Theo những người Sài Gòn, loại quýt được bày bán ở Hà Nội có hình dáng y chang với quýt Sài Gòn. Tuy nhiên, ngay tại TP. HCM nó đã có giá từ 50.000 – 70.000 đồng rồi. Vì vậy, những quả quýt giá rẻ mà người người, nhà nhà đang yêu thích, ngày ngày ăn đó không thể là quýt Sài Gòn được.

Quýt Việt Nam và Trung Quốc khác nhau thế nào?
 

Lộ rõ bí mật mà những người bán loại quýt nhỏ siêu ngọt giấu kín như bưng khiến ai cũng giật mình-2

Tuy có hình dáng bên ngoài giống nhau như vậy nhưng nếu để ý kĩ, nhìn vào những điểm này thì mọi người hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là quýt Việt Nam, đâu là quýt Trung Quốc.

– Vỏ quýt: Những quả quýt Việt Nam thường có vỏ mỏng và hay bị nám vì phải chịu cái nắng nóng triền miên ở miền Tây. Hơn nữa, vỏ quýt hay có đốm mờ, màu mỡ gà chứ không vàng ươm như quýt Trung Quốc. Quýt Trung Quốc thì có vẻ ngoài đẹp đẽ, láng bóng và đẹp mắt.

– Hình dáng. Quýt Sài Gòn thường nhỏ và các quả không đều nhau. Trong khi đó, những quả quýt Trung Quốc lại có hình dáng dẹt, kích thước đồng đều nhau và không bị dập nát gì cả dù phải trải qua quá trình vận chuyển.

– Mùi vị: Thường thường, những quả quýt đường Việt Nam chỉ có vị thanh nhẹ, hơi chua chua và thơm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu là quả quýt Trung Quốc thì lại ngọt hắc, vị rất đậm. Nếu ăn phải những quả quýt để lâu thì còn có vị hơi đắng và mùi hăng hắc vì hóa chất.

– Bóc vỏ quýt: Muốn kiểm tra đó là quýt Việt Nam hay Trung Quốc, bạn chỉ cần bóc thử 1 quả ra là biết. Bởi vì, những quả quýt Trung Quốc thường có lớp vỏ dày và phải trải qua suốt quá trình vận chuyển lâu dài nên bên trong nó hay bị “xọp” hẳn đi. Có những quả khi bóc ra chỉ còn ruột bằng ngón chân cái. Thậm chí, múi quýt còn bị thối trong khi vỏ vẫn tươi nguyên. Trong khi đó, những quả quýt Sài Gòn thì không thế, bên ngoài sao thì kích cỡ bên trong còn y nguyên vậy.

Nhìn chung, sự khác biệt cơ bản của loại quýt này là:  
 

Lộ rõ bí mật mà những người bán loại quýt nhỏ siêu ngọt giấu kín như bưng khiến ai cũng giật mình-3

Quýt Trung Quốc: quả có dáng dẹt, kích thước đồng đều nhau, không dập nát; có vỏ láng bóng, màu vàng tươi hấp dẫn. Khi bóc ra, đầu múi thường hay bị khô, xốp, không được mọng nước; ngọt đậm, thậm chí có cả vị đắng và mùi hắc từ những hóa chất...

Quýt Việt Nam: quả nhỏ, không đều nhau; vỏ mỏng, thường bị nám, có đốm mờ, màu vàng mỡ gà, không được bắt mắt bằng quýt Trung Quốc; có vị thanh nhẹ, chua dịu, hương thơm tự nhiên...

Hãy chú ý hơn khi mua hàng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!



Theo Khoevadep

 


hoa quả

ngâm hóa chất


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.