- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mâm cơm gia đình dưới 100 nghìn đồng của nữ giáo viên khiến chị em trầm trồ
Chia sẻ loạt mâm cơm gia đình dưới 100 nghìn đồng, chị Hồ Thị Xuân Liên (33 tuổi, Đồng Nai) nhận được “cơn mưa” lời khen về tài nấu nướng và khéo léo thu vén.
Mâm cơm dành cho 4 người của chị Liên ở Đồng Nai.
Những bữa cơm nhà của chị Liên chỉ có giá từ 50-100 nghìn đồng mà vẫn đủ chất và đa dạng món ăn. Thậm chí, có bữa, chị chỉ nấu hết 30 nghìn đồng cho 4 người ăn, gồm 2 người lớn, 2 trẻ con - một bé 6 tuổi, một bé 8 tuổi.
Để có những bữa cơm đủ dinh dưỡng mà vẫn tiết kiệm, chị Liên cho biết, ngoài việc giá cả ở quê rẻ thì cũng cần một số quy tắc và kỹ năng.
Bà mẹ 2 con chia sẻ, gia đình chị sống ở một thị trấn lưng chừng núi, lưng chừng sông của tỉnh Đồng Nai. Hai vợ chồng đều là giáo viên, ăn lương theo bậc viên chức Nhà nước. Cuộc sống không quá xa hoa, cũng không quá thiếu thốn.
Gia đình chị ăn cả 3 bữa ở nhà. Các con đi học cũng không ăn bán trú mà bữa trưa về nhà ăn, nghỉ ngơi rồi chiều lại đến trường. Chị chia sẻ, mặc dù hết sức “vén” nhưng chị luôn đặt tiêu chí “đủ dinh dưỡng” lên đầu để cả nhà vẫn đủ năng lượng “chiến đấu” cả ngày.
Chị áp dụng quy tắc 6 chiếc hũ chi tiêu và dành khoảng 55% thu nhập cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày – khoảng 10 triệu đồng. Để “vén đủ” mọi sinh hoạt phí trong 10 triệu đồng cho 4 người, chị thường áp dụng một số quy tắc.
Đầu tiên, chị hay mua hóa mỹ phẩm, đồ khô qua các kênh online. Theo chị Liên, việc đặt hàng trên kênh online giúp chị có cái nhìn tổng quan để dễ dàng so sánh giá, các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, việc mua đồ online giúp chị mua vừa đủ dùng, không bị sa đà sang các mặt hàng khác.
Chị Liên thường chọn rau củ quả theo mùa, thịt cá được đánh bắt tại địa phương để vừa có giá thành rẻ vừa an toàn, tươi ngon.
Cách thứ 2, chị thường mua thực phẩm theo tuần. “Vì điều kiện công việc của mình không thể sắp xếp thời gian đi chợ mỗi ngày, nên mình thường mua thực phẩm vào mỗi cuối tuần rồi chia bữa, chia hộp trữ đông và dùng dần đến hết trong vòng 1 tuần. Việc gom mua thực phẩm 1 lần lượng lớn như vậy sẽ được mức giá tốt hơn, đồng thời việc chia bữa cụ thể như vậy sẽ tránh dôi dư”.
Khi mua thực phẩm rau củ, chị cũng ưu tiên nguồn thực phẩm theo mùa và là sản vật địa phương. Những rau trái, cá thịt tại nguồn sẽ có mức giá rẻ hơn vì không mất chi phí bảo quản, vận chuyển, đồng thời cũng an toàn hơn vì rau trái theo mùa sẽ dễ canh tác hơn mà không phải phun xịt quá nhiều.
Ngoài ra, để mua được thực phẩm giá rẻ mà chất lượng không đổi, chị hay lựa chọn hoa quả xấu mã, rám vỏ, kích thước nhỏ... Những loại này sẽ có giá tốt hơn so với hoa quả hàng tuyển chọn.
Mua thịt, chị chọn phần thịt vai, mông thay vì ba rọi sườn sẽ được giá rẻ hơn với cùng trọng lượng. Mua rau, chị chọn loại rau dễ trồng như rau muống, rau lang, rau cải... sẽ rẻ hơn so với chọn súp lơ, ớt chuông...
Chị Liên cho biết, giá cả thực phẩm ở nơi chị đang sống rất "dễ chịu".
Chị cũng cho biết, chị luôn cố gắng nấu một lượng thức ăn vừa đủ hoặc hơi ít hơn so với khẩu phần ăn. “Không biết mọi nhà sao, chứ nhà mình mà nấu dư thì chỉ có mỗi mình tiếc của mà ráng ăn thôi, trong khi mình còn phải è cổ tập thể dục giảm cân mỗi sáng. Trong trường hợp mà lỡ có dư ra xíu đồ ăn thì mình cũng sẽ chế biến lại cho bữa tối, bữa đó sẽ không rã đông đồ ăn mới nữa mà chiên thêm trứng bù đủ ăn. Cơm thừa sẽ cất hộp, gom đủ bữa thì làm món cơm chiên hoặc cơm cháy”.
Vào mùa hè không phải đi dạy, chị Liên thường dậy lúc 4h30 để tập thể dục ở công viên. Sau đó, chị ghé chợ mua rau củ cho ngày mới. Chị tập cho cả nhà thói quen ăn nhiều rau hơn thịt, phần vì ưu tiên cho sức khoẻ, phần vì “lương viên chức thì phải vén cho khéo”.
Một số mâm cơm hằng ngày mà chị Liên đã nấu:
- Lòng lợn: 70 nghìn
- Canh mồng tơi: 5 nghìn
- Rau thơm: 5 nghìn/bó.
- Cà pháo: 5 nghìn/túi.
- Đu đủ: 8 nghìn/kg.
- Chả giò: 60 nghìn
- Bún 0,5kg: 7 nghìn
- Rau thơm: 5 nghìn/bó.
- Bưởi: 15 nghìn/kg.
- Thịt kho 0,5kg: 50 nghìn
- Rau thơm, xà lách: 10 nghìn
- Đu đủ: 8 nghìn/kg
- Canh bắp cải nấu tôm: 5 nghìn bắp cải, 20 nghìn tôm
- Vịt luộc 1/2 con: 75 nghìn
- Lòng mề xào mướp: 5 nghìn
- Canh rau ngót: 10 nghìn/bó ăn 2 bữa
- Cá bống cơm kho khô 200gr: 20 nghìn
- Canh chua cá lăng: 50 nghìn
- Cà chua, bạc hà: 10 nghìn
- Cơm nguội chiên tóp mỡ (từ bữa trước)
- Canh tép nấu rau đay: tép 100gr: 15 nghìn, rau đay: 5 nghìn
- Thịt luộc trộn gỏi đu đủ: 30 nghìn
- Chốt trứng chiên giòn: 40 nghìn
- Canh mướp nấm: 20 nghìn
- Măng xào: 7 nghìn/kg
- Sầu riêng (nhà ngoại gửi)
- Bò lúc lắc xào hành tây, ớt chuông: 75 nghìn
- Khoai lang chiên: 12 nghìn/kg.
- Rau xà lách trộn sốt: 10 nghìn
- Chôm chôm nhãn (nhà ngoại gửi)
- Cá rô phi 500gr: 15 nghìn
- Dưa cải muối chua: 5 nghìn
- Canh mồng tơi nấu mướp: 10 nghìn
Theo VNN
-
Vào bếp15 giờ trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp1 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp1 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp2 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp3 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp3 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp4 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp4 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp5 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp6 ngày trướcCá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp6 ngày trướcGiấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.
-
Vào bếp14/11/2024Cá heo kho lạt là món ăn ngon và phổ biến ở khu vực Tây Nam Bộ, đây là món ăn rất hao cơm được nhiều gia đình ưa chuộng.
-
Vào bếp14/11/2024Loại rau này từ xa xưa được xem là báu vật thiên nhiên, bởi giàu hàm lượng vitamin C tác dụng kháng virus, bảo vệ cơ thể.