- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ gồm những gì?
Mâm cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các lễ vật như bộ mũ áo, cá chép... và các món ăn chay hoặc mặn.
Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày Táo quân (gồm ba vị Táo: Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ) lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng về mọi việc trong gia đình suốt năm qua. Để tiễn ông Công ông Táo về trời, các gia đình thường chuẩn bị một mâm lễ cúng trang trọng và đầy đủ.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Thông thường, để tiễn Táo quân về trời, trên bàn thờ sẽ có các lễ vật cơ bản như:
Bộ mũ áo ông Công ông Táo: Đây là vật phẩm không thể thiếu, gồm bộ mũ của hai ông, một bà. Bộ mũ áo thường được làm bằng giấy trang kim màu sắc rực rỡ.
Cá chép: Cá chép được xem là phương tiện để ông Công ông Táo lên trời. Tùy vào vùng miền mà có thể là cá chép sống để phóng sinh hoặc cá chép giấy.
Vàng mã
Trầu cau, trái cây, hoa tươi.
Rượu trắng, trà, gạo-muối (mỗi thứ một đĩa nhỏ).
Tùy vào điều kiện và quan niệm của từng gia đình mà mâm cúng ông Công ông Táo có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn. Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các món ăn truyền thống như:
- Bánh chưng hoặc bánh tét: Tùy theo vùng miền, bánh chưng hoặc bánh tét sẽ có mặt trong mâm cúng. Đây là món bánh truyền thống không chỉ mang đậm hương vị Tết mà còn tượng trưng cho đất trời, lòng biết ơn tổ tiên.
- Gà luộc: Gà trống luộc nguyên con tượng trưng cho sự khởi đầu mới, đem lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.
- Xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.
- Chả giò hoặc nem rán: Món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, thể hiện sự trọn vẹn và đầy đủ.
- Giò lụa: Món giò lụa mịn màng, tròn trịa thể hiện cho sự đủ đầy, no ấm.
- Thịt đông, thịt kho tàu: Đặc trưng với cái lạnh của mùa đông miền Bắc, món thịt đông có ý nghĩa đoàn tụ, quây quần. Mâm cỗ Tết của người miền Nam khi dọn lên không bao giờ thiếu đĩa thịt kho tàu vàng nâu sóng sánh.
- Canh: Thường là canh mọc, canh bóng hoặc canh miến, biểu tượng cho sự trong sạch và mới mẻ.
- Các món xào: Như bò xào, gà xào, tùy thuộc vào từng vùng miền và khẩu vị gia đình.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời đầy đủ, thịnh soạn. (Ảnh: Vũ Thu Hương)
Mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các món ăn làm từ đậu hoặc rau củ. Những món ăn này không những thanh đạm mà còn biểu trưng cho sự thanh tịnh và lòng thành kính.
Một mâm cỗ chay gồm những món ăn đặc trưng sau:
- Nem chay: Làm từ các loại rau củ như cà rốt, khoai môn, nấm mèo và bún tàu, gói trong bánh tráng và chiên giòn. Nem chay mang hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn và hấp dẫn.
- Đậu hũ chiên sả: Đậu hũ được cắt miếng, ướp với sả băm nhỏ, sau đó chiên vàng. Món ăn này đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất thơm ngon.
- Canh chay: Thường nấu từ các loại rau củ như cà rốt, su su, bông cải, và đậu que. Nước dùng từ rau củ giúp món canh có vị ngọt tự nhiên và thanh mát.
Những món chay thanh tịnh với nguyên liệu không quá cầu kỳ. (Ảnh: Linh Phan)
- Xôi gấc: Món xôi gấc có màu đỏ cam đặc trưng, thể hiện sự may mắn, thịnh vượng. Xôi ngọt nhẹ, dẻo thơm nhờ hạt nếp chất lượng và gấc chín.
- Rau củ xào: Các loại rau củ như bông cải, nấm, cà rốt được xào vừa chín tới, giữ được độ tươi ngon và vị ngọt tự nhiên.
- Chè: Có thể là chè đậu xanh, chè hoa cau hoặc chè trôi nước. Chè mang ý nghĩa ngọt ngào, mong muốn cho những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Theo VTCnews
-
Vào bếp1 ngày trướcNgày Tết ăn nhiều bánh chưng, dưa hành, thịt đông... khiến cơ thể bị quá tải, dưới đây là những món ăn thanh lọc cơ thể trong ngày Tết.
-
Vào bếp1 ngày trướcNhà báo Vĩnh Quyên tích lũy một số mẹo luộc gà cúng vàng ươm, không bị thâm cổ. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng trong lễ cúng ông Công ông Táo.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá lá lốt là một món ăn thơm ngon, dễ làm và rất hợp cho những bữa cơm gia đình sum vầy, ấm áp.
-
Vào bếp2 ngày trướcMiến trộn thịt bò là một món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ làm với hương vị hài hòa từ thịt bò mềm, miến dai và rau củ tươi mát.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt bằm xào bắp là món ăn ngon, đơn giản, dễ chế biến mà ai cũng có thể làm tại nhà.
-
Vào bếp3 ngày trướcKem trái cây là món ngon được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ, bạn có thể làm tại nhà món kem này với những nguyên liệu đơn giản.
-
Vào bếp3 ngày trướcLàm bánh cốm tại nhà, bạn không chỉ tận hưởng niềm vui trong việc bếp núc mà còn đảm bảo được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Vào bếp4 ngày trướcNgoài món bánh chuối chiên, món cá kho thịt ba chỉ là một trong những món ăn đậm chất Việt mà cầu thủ Nguyễn Xuân Son đặc biệt yêu thích.
-
Vào bếp5 ngày trướcLuộc gà cúng đẹp, ngon giúp mâm cỗ thêm trang trọng, thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên.
-
Vào bếp6 ngày trướcCó vẻ như đây là món tủ mà ông xã Huy Trần luôn dành riêng cho Ngô Thanh Vân.
-
Vào bếp13/01/2025Khi đứng trước quầy thịt với đa dạng các loại sườn, nhiều người tiêu dùng thường băn khoăn không biết nên chọn loại nhiều thịt hay ít thịt.
-
Vào bếp13/01/2025Chuẩn bị chu đáo cho nghi lễ cúng rằm tháng Chạp là truyền thống của người Việt trong mùa lễ cuối năm; vậy mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ gồm những gì?
-
Vào bếp12/01/2025Ngày Tết, bạn có thể tự tay làm món mứt dừa non ngũ sắc từ các nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản. Mứt Tết ngũ sắc này vừa bắt mắt, vừa thơm ngon để đãi khách ngày Tết.
-
Vào bếp12/01/2025Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết hoa sen nhưng có thể nhiều người chưa biết củ sen đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.