- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày Rằm tháng Giêng, người dân các nước Á Đông ăn món gì để cầu may mắn?
Với ý niệm 'Đầu xuôi đuôi lọt' nên người dân ở nhiều nước phương Đông ăn các món ăn với ý nghĩa cầu may mắn và tài lộc vào ngày Rằm tháng Giêng.
Ngày Rằm tháng Giêng đầu tiên của năm mới là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Á Đông. Nếu như với nước ta, đây là ngày Rằm đầu tiên của một năm mới thì các nước như Trung Quốc, Philipines, Hàn Quốc lại là Tết Nguyên tiêu được tổ chức long trọng. Trong những ngày lễ ấy, ngoài việc tổ chức các hoạt động mang tính cổ truyền, người dân còn làm những món ăn đặc sắc để cầu mong năm mới bình an, may mắn.
Người Việt ăn món gì vào Rằm tháng Giêng?
Trong ngày Rằm đầu tiên của năm mới, người Việt thường dâng cúng mâm lễ mặn lên Gia tiên và mâm lễ chay để cúng Phật. Ngoài xôi gấc và bánh chưng thuần Việt, các món chay như bánh bao hình đào tiên, hình hoa sen được nhiều người yêu thích.
Ảnh: Bánh chưng Nương Bắc
Ngoài ra, người Việt mình cũng thường làm bánh trôi nước để dâng cúng. Bánh trôi thường nhân đường mía hoặc đậu xanh, đậu đỏ, ý tượng trưng cho một năm mới trôi chảy, bình an. Ngoài ra, bánh trôi nước được ăn với nước đường gừng, rất tốt cho cơ thể những ngày giao mùa đầu xuân.
Người Trung Quốc ăn gì vào Tết Nguyên tiêu?
Đối với người Đài Loan, Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu là ngày lễ đoàn viên, sum họp long trọng không kém Tết Nguyên đán. Bởi vậy, trong ngày Rằm đầu tiên của năm mới, người dân tất bật tham gia các hoạt động văn hóa như thả hoa đăng, ngắm đèn lồng, thi giải đố trên đèn lồng, các cặp đôi trai gái thi nhau hò hẹn ngắm cảnh...
Bên cạnh đó, họ không quên làm những món ăn may mắn để mong một năm sung túc, đủ đầy và bình an.
Ăn chè thang viên
Bánh trôi nước Trung Quốc hay còn gọi là chè thang viên tượng trưng cho sự đoàn viên, ngụ ý cho năm mới hạnh phúc bên nhau, vạn sự như ý.
Há cảo, bánh bao
Tập tục ăn bánh bao hoặc há cảo vào dịp Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc đã có từ lâu. Theo quan niệm của người dân, ăn bánh bao vào những ngày đầu năm mới hoặc Tết Nguyên tiêu tượng trưng cho điều may mắn và thành công.
Bánh táo đỏ
Bánh táo đỏ là món bánh cổ truyền của người Trung Quốc trong ngày Tết Nguyên tiêu. Không chỉ trong ngày này, đầu năm mới hoặc vào các dịp lễ khác, người Trung Quốc vẫn hay ăn bánh táo đỏ. Món bánh này tượng trưng cho sự như ý cát tường.
Người Hàn Quốc ăn gì vào Rằm tháng Giêng?
Ngày Rằm tháng Giêng tại Hàn Quốc được gọi là lễ Daeboreum. Người dân sẽ chơi các trò chơi truyền thống vào đêm trước Rằm. Ngày lễ này còn gọi là Lễ hội lửa Jeongwol, đốt cỏ khô, rơm hoặc cành cây xếp thành hình tam giác để tạo ra ngôi nhà cho mặt trăng mọc. Người dân ở miền quê còn leo núi để nhìn thấy mặt trăng mọc, ngụ ý sẽ gặp may mắn.
Mọi người ăn nhiều vào bữa tối sớm hôm 14 và sáng sớm ngày 15, tượng trưng cho sự siêng năng trong suốt cả năm.
Cơm ngũ cốc Ogokpap
Buổi sáng, người dân Hàn Quốc sẽ ăn cơm nấu bằng 5 loại ngũ cốc. Ogokbap là loại cơm ngũ cốc được nấu từ nhiều loại gạo ngũ cốc và các loại đậu như hạt cao lương, hạt kê, đậu đen, đậu đỏ và cả hạt đậu gà. Khi nấu Ogokbap, người Hàn thường cho một ít muối vào để cơm có vị ngon và đậm đà hơn.
Yaksik
Yaksik được làm từ gạo nếp, hạt dẻ, mật ong, hạt thông, nước tương và dầu mè. Món này được phục vụ trong bát hoặc cắt miếng nhỏ.
Ngoài ra, người Hàn cũng ăn một số loại rau được tẩm gia vị nhất định gọi là boreum namul. Ăn bokssam - cơm gói trong lá rau được cho là sẽ mang lại may mắn.
Người Nhật Bản ăn gì vào ngày Rằm tháng Giêng?
Ở Nhật Bản, ngày Rằm tháng Giêng được gọi là lễ Koshōgatsu. Người dân thường ăn cháo nấu với đậu đỏ để mong năm mới may mắn, bình an.
Theo phunuvietnam.vn
-
Vào bếp1 giờ trướcThời tiết nắng nóng bất chợt khiến cơ thể không thích nghi kịp. Bạn hãy giải nhiệt cho cả nhà với món canh đậu phụ đơn giản mà mát lành này nhé!
-
Vào bếp6 giờ trướcPate gan gà béo ngậy thơm lừng, ăn cùng với bánh mì, dưa leo là món ăn ngon được nhiều người yêu thích.
-
Vào bếp8 giờ trướcMỳ tôm xào không phải là món ăn xa lạ, nhưng bí quyết xào thế nào cho thật ngon thì không phải ai cũng biết.
-
Vào bếp13 giờ trướcGợi ý đến bạn 4 món bánh mì ngon và lạ miệng cho bữa sáng tràn đầy năng lượng. Thời gian chế biến không quá 20 phút để sẵn sàng cho ngày mới.
-
Vào bếp1 ngày trướcDùng cơm nóng hay cơm nguội mang làm món này, ăn vừa ngon mà vẫn đủ dinh dưỡng.
-
Vào bếp1 ngày trướcVáng đậu trộn rau củ với vị thanh, mềm ngon, không béo, là cách đơn giản để bổ sung chất đạm cho cơ thể mà lại giúp bạn giảm cân hiệu quả.
-
Vào bếp1 ngày trướcDưa chuột thường được ăn sống hoặc trộn salad, chứ mang ra xào với thịt heo thì hẳn là nhiều chị em không ngờ tới phải không?
-
Vào bếp2 ngày trướcBún măng vịt là món ăn độc đáo và vô cùng hấp dẫn nhờ sự kết hợp giữa thịt vịt dai ngon và hương vị thanh ngọt của nước dùng. Cùng vào bếp thực hiện ngay cách nấu món bún măng vịt như dưới đây.
-
Vào bếp2 ngày trướcMón bánh sữa chua dâu tây ăn cực ngon, làm cũng không hề khó.
-
Vào bếp3 ngày trướcThử biến tấu món sushi cá hồi nướng cực lạ mắt nha.
-
Vào bếp4 ngày trướcLuộc lòng lợn tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không có bí quyết, món ăn sẽ dễ bị dai, đắng và không đẹp mắt.
-
Vào bếp4 ngày trướcThu Phượng đã chuẩn bị bữa cơm chay cho chồng, cùng tạo ra 1 thói quen lành mạnh mới.
-
Vào bếp4 ngày trướcChỉ với cơm nguội cùng chút thịt bò và một vài loại gia vị đơn giản, người nội trợ có thể tự tay làm được đĩa cơm chiên đậm đà, bắt mắt cho cả nhà.