- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những điều kiêng kỵ nhất định phải nhớ trong bữa cơm để giữ tài vận
Có một số quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà chúng ta cần phải biết để không muốn bị đánh giá không tốt hoặc khiến người khác khó chịu.
Người xưa có nhiều điều kiêng kỵ trong việc ăn uống vì tin rằng chúng sẽ xua đuổi tài vận, ảnh hưởng đến những nguồn năng lượng tích cực. Ngày nay, cuộc sống hiện đại, các phép tắc trong ăn uống dần được cởi bỏ. Tuy nhiên, có một số quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà chúng ta cần phải biết để không muốn bị đánh giá không tốt hoặc khiến người khác khó chịu. Dưới đây là một số kiêng kỵ bạn có thể tham khảo.
Không rung đùi
Rung chân không chỉ là một thói quen kém lịch sự. Tục ngữ có câu “Nam đẩu cùng, nữ đẩu tiện” (Nam rung chân thì nghèo, nữ rung chân thì thấp hèn). Do vậy, không chỉ trong bữa ăn, mà những lúc khác bạn cũng hãy cố gắng bỏ thói quen rung chân. Đặc biệt, thói quen rung chân này thường tạo sự phản cảm và gây khó chịu với hầu hết những người đối diện, đặc biệt là người lớn tuổi.
Không tạo tiếng ồn khi ăn
Không chỉ ở Việt Nam ta mà ở nhiều nước khác, mọi người đều cảm thấy khá khó chịu khi nghe thấy tiếng sì sụp, hút rít thức ăn và chứng kiến người đối diện nhai nhồm nhoàm đồ ăn trong miệng.
Theo các phép tắc hành xử trên bàn ăn mà cha ông ta để lại, ăn mà mở miệng không chỉ bất lịch sự mà còn gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Tiếng soàm soạp phát ra khi uống trà, súp hay các đồ uống khác cũng bị coi là khiếm nhã.
Xỉa răng không che miệng
Xỉa răng không che miệng không chỉ là hành động thiếu thẩm mỹ mà nó cũng thể hiện văn hóa thiếu lịch sự. Vì thế, khi cần xỉa răng, bạn nên tìm nơi kín đáo và che miệng khi xỉa.
Không bới đồ ăn
Một số người có thói quen bới những đồ ăn mình thích, chọn những miếng ăn ngon gắp trước. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen này thì cần phải từ bỏ ngay. Nó rất mất lịch sự.
Không cắm đũa vào bát cơm
Trong quá khứ, người xưa thường cắm đũa vào bát cơm để cúng tổ tiên. Cha ông ta cho rằng, cách cắm đũa như vậy sẽ tạo ra mối liên hệ với người chết, giống như việc thắp hương. Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện hành động này trong bữa cơm hàng ngày sẽ được xem như là điềm xấu, điều xúi quẩy.
Không gõ bát đũa khi ăn
Trước khi ăn, bạn cũng không nên dùng đũa gõ xuống bàn hoặc gõ vào bát hay tự đập 2 chiếc đũa vào với nhau bởi người xưa quan niệm rằng hành động đó chỉ dành cho những vô gia cư đi xin ăn, thậm chí có thể mời gọi ma quỷ.
Thực tế cho thấy, ở nhà hàng, khách hàng sẽ gõ bát khi thấy phục vụ quá chậm. Cho nên, khi bạn gõ bát đũa, người khác sẽ hiểu là bạn có ý hờn trách chủ nhà phục vụ không chu đáo, hoặc không hài lòng về bữa ăn.
Không để tay dưới bàn
Có một điều ít ai để ý, đó là bạn không nên để tay dưới bàn hay ngoài tầm mắt khi ăn cơm. Đơn giản là vì, việc để người khác thấy được đôi bàn tay bạn sẽ đem lại cảm giác an toàn cho họ. Họ muốn chắc chắn rằng bạn không giấu thứ gì đó trong tay như dao hay vũ khí. Nghi thức này cũng tồn tại ở Nga và Tây Ban Nha. Vậy nên, cho dù bạn chỉ đang cần dùng 1 tay để ăn, thì hãy cố gắng đặt tay kia lên bàn hoặc cạnh bàn chứ không nên để trên đùi hay buông thõng xuống dưới.
Ăn một mình, không để ý người khác
Việc bạn gắp thức ăn cho bản thân mình trước có thể bị coi là bất lịch sự. Khi bạn muốn thêm đồ ăn hay thức uống, bạn nên tiếp mọi người trước để thể hiện sự tôn trọng và sẻ chia.
Ví dụ như bạn muốn rót thêm rượu, bạn nên rót cho mọi người rồi mới đến lượt mình. Hành động tuy nhỏ nhưng nói lên khá nhiều về con người bạn. Ngoài ra, nếu ai đó đang nói chuyện mà bạn vẫn muốn mời rượu họ thì cũng đừng ngắt lời mà cứ tiếp tục rót rượu vào cốc của họ.
Không ăn trước chủ nhà
Theo các tập tục truyền thống, trong bữa ăn, khách thường đợi chủ nhà bưng bát lên đầu tiên rồi mới bắt đầu dùng bữa. Nhiều nơi, mọi người còn phải mời nhau trước khi nâng đũa.
Thực tế cho thấy, một số chủ nhà bắt đầu bữa tiệc bằng cách tiếp và mời khách trước như một niềm vinh hạnh và kêu gọi mọi người dùng bữa tự nhiên. Tuy nhiên, theo phép tắc, chúng ta vẫn nên tôn trọng chủ nhà và để họ khai vị. Ngoài ra, trẻ em cần đợi đến khi người lớn bắt đầu ăn trước thì mới nên ăn cơm.
Không xới cơm một lần
Nhiều gia đình vẫn nhớ lời các cụ dạy rằng, khi xới cơm không được xới một lần mà phải xới 2 lần, có câu: "Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn". Người ta cho rằng, bát cơm được xới một lần là dành cho người đã chết nên rất kiêng kỵ điều này. Ngoài ra, bạn cũng không nên xới bát đầy có ngọn và lèn, gợi nhớ đến bát cơm cúng. chỉ nên khoảng 2/3 chén là được.
Không vừa ăn vừa dùng điện thoại
Điện thoại thông minh (smartphone) đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại để lên mạng, lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.
Lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra là khi ăn cơm chúng ta nên tập trung vào việc ăn uống, tránh những việc ngoài luồng tác động, ảnh hưởng đến bữa ăn. Ngoài việc không xem ti vi, không dùng điện thoại, bạn cũng không nên nói chuyện quá nhiều.
Theo GĐXH
-
Vào bếp7 giờ trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp13 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.