Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Bắc

Đều là những món ăn quen thuộc, gần gũi nhưng không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc.

Đều là những món ăn quen thuộc, gần gũi nhưng không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc.

GÀ LUỘC

Bên cạnh món nem rán thì gà luộc là món ăn ít khi thiếu vắng trong mỗi mâm cỗ của người miền Bắc. Gà có thể cúng nguyên con hoặc gà chặt xếp ra đĩa. Đây là món ăn dễ làm nhưng cũng luôn cần có bí quyết để gà chín tới, da vàng giòn và bóng đẹp.

GIÒ LỤA

Cũng không rõ từ khi nào giò lụa, giò xào (giò thủ) lại trở thành những món ăn cổ truyền trong ngày Tết. Chỉ biết rằng món giò lụa dai mịn; giò xào không ngấy lại có chút giòn giòn từ các nguyên liệu như tai heo, mộc nhĩ... đã hấp dẫn bất cứ ai thưởng thức.

Giò lụa được làm từ thịt heo ngon có lẫn mỡ. Nếu làm thịt nạc nguyên chất sẽ rất khô, cứng và không ngon. Thịt được xay cùng với các gia vị như bột năng, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm... sau đó thêm bọc lại với lá chuối và hấp chín.

GIÒ XÀO

Còn giò xào thì có cách làm cầu kì hơn một chút. Các nguyên liệu như tai heo, thịt thăn, nấm hương, mộc nhĩ thái miếng vừa rồi đem xào tất cả với chút gia vị, hạt tiêu. Sau đó cho vào khuôn ép chặt, để trong tủ lạnh 4 tiếng là được. Giò xào tự làm vừa ngon lại đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.

NEM RÁN

Nem rán vàng ươm, giòn tan, hấp dẫn là một trong những món ăn truyền thống của người Việt trong những ngày Tết. Nhân nem được làm từ miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, giá đỗ, hành lá, thịt xay và trứng gà. Nhân được cuộn với bánh đa nem rồi đem rán giòn. Nem chấm với nước mắm chua ngọt là hấp dẫn nhất. Món ăn quen thuộc, giản dị này chưa bao giờ bị bỏ quên trong mâm cỗ những ngày Tết.

THỊT ĐÔNG

Từ lâu thịt đông là món ăn thanh mát luôn có mặt trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Món ăn được làm từ tai heo, thịt chân giò (cũng có thể thêm thì gà cho thơm), bì heo, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu và xíu gia vị. Tất cả đều được ninh nhừ, sau đó vớt bì ra. Bì được cho vào thịt đông để tạo độ trong và keo cho thịt. Trước khi ăn, múc thịt đông ra bát, để vào tủ lạnh bảo quản. Khi nào thịt đông hoàn toàn thì đem úp ngược ra đĩa là được. Thịt đông ngon mềm, thanh mát mà không hề bị ngấy.

DƯA HÀNH

Dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc cho đỡ ngán. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

CANH MĂNG KHÔ MÓNG GIÒ

Măng khô là một loại đặc sản ở các vùng miền núi nhưng từ lâu măng khô là nguyên liệu có mặt thường xuyên trong các gia đình vào dịp Tết. Măng khô được luộc mềm, rửa sạch, xé sợi và đem nấu cùng với móng giò. Món canh vừa có mùi thơm đặc trưng của măng, mềm mềm, beo béo của móng giò nhưng không hề ngán.

CANH BÓNG THẢ

Canh bóng không chỉ ngon mà còn hấp dẫn thực khách bởi màu sắc sinh động: Đỏ của cà rốt, xanh bông cải xanh và đậu Hà Lan, trắng trong của bóng bì, nâu sậm của nấm hương, vàng của chả cá...

BÁNH CHƯNG

Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh chưng có từ hàng ngàn năm trước và cho tới bây giờ, hương vị giản dị của bánh vẫn chẳng hề thay đổi nhưng giá trị lịch sử của nó vẫn luôn được nâng lên theo thời gian.

Tuy nhiên, để có được những chiếc bánh chưng thơm ngon, mềm dẻo, và vỏ bánh luôn có màu xanh hấp dẫn không phải chị em nào cũng biết.

Theo Khám phá


mâm cỗ Tết


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.