Những sai lầm sơ đẳng này sẽ hủy hoại món cá của bạn

Cách chế biến món cá sai cách có thể làm mất những chất dinh dưỡng trong cá, thậm chí khiến thịt cá biến chất gây hại cho sức khỏe gia đình.

Cách chế biến món cá sai cách có thể làm mất những chất dinh dưỡng trong cá, thậm chí khiến thịt cá biến chất gây hại cho sức khỏe gia đình.

Cá là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích vì những lợi ích rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cách chế biến cá sai cách có thể làm mất những chất dinh dưỡng trong cá, thậm chí khiến thịt cá biến chất gây hại cho sức khỏe gia đình. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi chế biến các món ăn từ cá bạn nên tránh.

Cho quá nhiều muối vào nước sốt 

Bạn không nên cho quá nhiều muối vào nước sốt rồi rưới lên cá vì có thể nước sốt mặn nhưng không thể ngấm vào thịt cá. Cách chuẩn xác là ướp cá trực tiếp với muối và chỉ nên cho một phần nhỏ muối vào nước sốt. Lưu ý, không nên ướp cá quá lâu.

Những sai lầm sơ đẳng này sẽ hủy hoại món cá của bạn - Ảnh 1.

Không thấm khô cá trước khi chế biến

Để món cá chiên được giòn ngon thì lớp vỏ bề mặt khi chiên không bị ướt, vì nó sẽ bị hấp hơi chứ không phải là làm khô trong chảo. Vì vậy, trước khi nấu, bạn nên dùng giấy thấm khô mình cá.

Chảo không đủ nóng 

Đôi khi bước đầu tiên có thể mở đầu cho kết quả cuối cùng. Một chút thiếu kiên nhẫn khi bắt đầu, bạn có thể tự tay phá hỏng món cá chiên hấp dẫn. Nếu chảo rán chưa đủ nóng nhưng bạn đã thả cá vào chiên sẽ khiến cá chín không đồng đều, cá càng dễ "hút nhiều dầu" hay dính chảo.

Những sai lầm sơ đẳng này sẽ hủy hoại món cá của bạn - Ảnh 2.

Nấu cá quá lâu

Có lẽ một trong những sai lầm phổ biến nhất là nấu cá quá lâu. Nếu bạn chiên cá trong chảo quá lâu có thể khiến thịt cá bị khô xác và mất đi hương vị tự nhiên. Chưa kể, khi bạn chiên cá quá kỹ, sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của cá.

Trong khi các loại cá khác nhau có thời gian nấu cá khác nhau thì cách chế biến cũng khiến thời gian nấu nướng không giống nhau. Để chuẩn xác, bạn có thể sử dụng một nhiệt kế thịt. Cách thực hiện rất đơn giản, dùng nhiệt kế đo ở phần thịt cá dày nhất, nếu nó đạt 60 độ C (xấp xỉ 140 độ F, nhiệt độ tối thiểu theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ).

Lật cá quá nhiều 

Lật cá quá nhiều khi chế biến sẽ làm mất đi sự thơm ngon của món cá. Lý do vì khi lật cá quá nhiều và quá sớm sẽ làm lớp da giòn bị nứt, vỡ hay dính sát vào chảo. Vì thế, bạn cố gắng lật cá ở số lần thấp nhất và không sử dụng kẹp gắp khi lật vì có thể làm cá bị vỡ nát. Hãy chiên một mặt cá cho thật vàng giòn mới lật chiên nốt mặt còn lại. Nếu cá đủ thời gian chiên, bạn sẽ lật được nó một cách dễ dàng.

Những sai lầm sơ đẳng này sẽ hủy hoại món cá của bạn - Ảnh 3.

Loại bỏ da cá trước khi nấu

Rất nhiều người khi chế biến thường loại bỏ da cá trước khi nấu vì sợ lớp da cá bị tróc, nổ. Điều này là sai lầm, vì các protein trong da cá giúp nó dễ lật và di chuyển trong chảo, khi bạn bỏ lớp da cá đi sẽ vô tình làm miếng cá dễ bị xát, vỡ và kém giòn.

Rã đông cá không đúng cách

Đây cũng là một sai lầm thường gặp khi chế biến cá. Vì vội vàng muốn sử dụng cá, một số người đã dùng nhiều nước nóng để làm tan lớp đá lạnh mà không biết rằng đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong cá. Rã đông cá ở nhiệt độ phòng cũng cung cấp nhiều cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Thay vào đó, hãy rã đông cá trước 4-5 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp cần phải rã đông gấp, bạn nên làm như sau: để cá vào trong túi kín (có túi zip thì càng tốt vì túi cần được bao phủ hoàn toàn trong nước nhưng cá thì không được tiếp xúc với nuóc) rồi đặt nó vào trong chậu nước lạnh. Cách này có thể làm tan một miếng cá lớn chừng 1kg trong khoảng 20 – 30 phút.

Theo Trí thức trẻ


vào bếp

sai lầm khi nấu ăn

mẹo nấu ăn ngon


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.