- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phong tục thú vị ở những nước đón Tết cổ truyền giống Việt Nam
Không chỉ người dân Việt Nam hiện tại người dân ở nhiều nước cũng đang tất bật để chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền sắp tới.
Bhutan
Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.
Lễ hội trong dịp Tết tại Bhutan.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ. Tất nhiên trong dịp này, ở Bhutan cũng có rất nhiều lễ hội thú vị.
Mông Cổ
Tết âm lịch ở Mông Cổ còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau như "Tết phô mai", "Tiệc ni cát lặc" nhưng phổ biến hơn vẫn là "Bạch Tiết" - Tsagaan Sar. Cũng chính vì tên gọi đó nên tết âm lịch ở Mông Cổ được đặc trưng với sắc trắng thuần khiết.
majesticgobitour.
Theo quan niệm của người Mông Cổ, màu trắng sẽ là màu sắc đem lại sự may mắn, cát tường cho những người dân địa phương trong năm mới. Trong những ngày đầu năm mới này, người Mông Cổ thường mặc đồ trắng và họ mời nhau sữa trắng tặng đồ trắng kèm theo lời chúc mừng tân xuân.
Vào thời khắc chuyển giao năm mới, người Mông Cổ thường tụ tập uống trà. Phong tục thưởng trà vào đêm giao thừa thường được tổ chức khá công phu. Món ăn truyền thống thường được dùng trong dịp lễ tết này thường là các món ăn được làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu, thịt bò hay sữa dê. Cơm được ăn kèm với sữa đông, nho khô hay thịt cừu nướng. Trên bàn ăn ngày đầu năm của người Mông cổ bao giờ cũng có mì vằn thắn và sủi cảo, du nhập từ phong tục ăn uống từ người Hán.
@peterswanderings
Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bởi vậy trong những ngày này, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục và món ăn nhằm hi vọng sẽ mang sự may mắn đến cho gia đình trong cả năm.
Một trong những phong tục phổ biến nhất là người dân Trung Quốc là trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Ngoài ra, phong tục trao phong bì đỏ tiền lì xì vẫn được duy trì. Hầu hết trẻ em đang đi học đều nhận được tiền lì xì vào những ngày đầu năm mới.
Ẩm
thực ngày Tết của người Trung Quốc, trong đó không thể thiếu các loại
bánh cầu may như bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng
với đường và một chút gừng tươi. Sở dĩ như vậy là bởi mọi người mong
ước các thành viên trong gia đình luôn gắn bó với nhau đúng như ý nghĩa
của tên loại bánh này.
Hong Kong
Tết cổ truyền ở Hong Kong là sự pha trộn giữa nền văn hóa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Ngày tết tại Hong Kong khá nhộn nhịp và vui vẻ với 3 lễ hội đặc trưng cho văn hóa nước này, đó là lễ hội hoa chào năm mới, lễ hội pháo hoa và lễ hội đua ngựa đầu xuân. Lễ hội hoa thường được tổ chức từ khoảng ngày 25 đến 30 Tết. Tại đây có rất nhiều loài hoa được bày bán với những ý nghĩa tượng trưng khác nhau.
Lễ
hội pháo hoa rực rỡ sắc màu sẽ diễn ra tại cảng Victoria giữa khu Wan
Chai và khu Tsim Sha Tsui trong những ngày đầu tiên của năm mới. Lễ hội
đua ngựa đầu xuân: theo tín ngưỡng của người Hồng Kông, sự may mắn và
hạnh phúc sẽ đến với bạn nếu bạn đến xem và đặt cược cho con ngựa yêu
thích của mình trong lễ hội này.
Tất nhiên trong dịp đón Tết, người dân Hong Kong cũng không quên những hoạt động truyền thống như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, trang trí giấy đỏ. Trẻ em thì được lì xì, người lớn chúc tụng nhau một năm mới hạnh phúc. Cả gia đình quây quần, thưởng thức các món ăn truyền thống…
Hàn Quốc
Seollal – Tết truyền thống của người Hàn Quốc (Tết Âm lịch; Ngày mùng 1/1 trong Âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Hàn Quốc. Seollal thường kéo dài trong 3 ngày: ngày mùng 30 Tết, ngày mùng 1 và ngày mùng 2 Tết. Vào dịp này, những ai ở xa gia đình đều thu xếp công việc để trở về quê nhà thăm gia đình, họ hàng.
Đối với người Hàn Quốc, Seollal mang một ý nghĩa đặc biệt hơn nhiều so với đơn thuần chỉ là một ngày đánh dấu cho sự khởi đầu của một năm mới. Trong thời điểm Tết, người Hàn Quốc thường mặcnhững bộ hanbok (trang phục truyền thống) đẹp mắt, hành lễ trước tổ tiên hoặc chơi trò chơi dân gian, ăn những món ăn truyền thống ngon lành, ngồi nghe kể truyện và chuyện trò thâu đêm.
Trà Omija - một loại trà đặc biệt tại Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng thường uống trà vào dịp Tết như trà thơm camip ướp lá cây hồng, trà saenggang ướp gừng, trà kyepicha ướp quế, trà insam trộn với sâm, đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.
Triều Tiên
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo tranh Tết, làm cơm Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết.
Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là "tăng xuân", người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
"Cơm thuốc" là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết tại Triều Tiên.
Món
ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món "cơm
thuốc". Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với
mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người
Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm
thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên
quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung
túc và ngọt ngào.
Singapore
Dù là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Châu Á, nhưng người Singapore vẫn rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Trong dịp này, ở Singapore sẽ diễn ra rất nhiều sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Vào
dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau
như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc
vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa,
hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…
Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Vào bếp13 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp19 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.