- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Rau ngót nên vò xong mới rửa hay rửa xong mới vò?
Rau ngót thường được vò trước khi nấu để có thể đun chín mềm và tăng độ ngọt, điều một số người băn khoăn là rau ngót nên vò xong mới rửa hay rửa xong mới vò.
Rau ngót là loài rau được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, có tên khoa học là Sauropus androgynus. Nó còn được gọi với nhiều cái tên khác như rau bồ ngót hay rau tuốt. Rau có màu xanh đậm, giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho. Ngoài ra, loại rau xanh này còn chứa một lượng đạm (protid) dồi dào.
Rau ngót nên vò xong mới rửa hay rửa xong mới vò?
Canh rau ngót là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt bởi nó vừa ngon vừa bổ dưỡng, ngọt nhất là khi chế biến cùng thịt bằm, tôm... Trong việc sơ chế, có người vò rau ngót xong mới rửa, có người rửa xong mới vò; cách làm nào đúng hơn là điều vẫn gây tranh cãi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc vò nát rau sẽ làm giảm một số chất dinh dưỡng trong rau ngót, nhất là các vitamin. Muốn rau mềm hơn khi nấu, trước hết bạn nên rửa sạch rau dưới vòi nước. Khi nồi nước nấu canh sôi, bạn mới nắm rau, vò nhẹ rồi bỏ ngay vào nồi nấu. Cách này vừa đảm bảo rau mềm ngọt vừa giảm tối đa lượng hao hụt vitamin.
Lưu ý, rau ngót sau khi vò không rửa lại với nước nữa mà nên chế biến luôn để giữ hương vị và đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
Rau ngót nên vò xong mới rửa hay rửa xong mới vò? (Ảnh minh hoạ: Istock)
Cách nấu canh rau ngót:
Chuẩn bị một ít thịt nạc vai hoặc tôm nõn, 2 củ hành khô, các loại gia vị cùng rau ngót đã sơ chế theo cách nêu trên.
Bắc nồi lên bếp cho một chút dầu ăn vào và phi thơm hành khô, cho thịt bằm hoặc tôm nõn vào xào săn; sau đó cho rau ngót vào đảo cùng một lúc cho rau mềm.
Đổ một lượng nước vừa đủ sấp mặt rau để đun sôi, nêm nếm lại gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình bạn. Khuấy đều canh 1-2 lần cho gia vị hoà tan đều, sau đó tắt bếp và múc canh ra tô để thưởng thức. Rau ngót thơm ngon nhất là được ăn ngay sau khi nấu chín.
Một cách khác là bạn không xào rau ngót mà đun sôi nước với các loại gia vị, sau đó vò nhẹ rau ngót đã rửa sạch, cho vào đun vài phút cho mềm, nêm nếm lại là được.
Lợi ích sức khoẻ của rau ngót
Rau ngót rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ, đặc biệt tốt với phụ nữ sau sinh nhờ giúp loại bỏ sản dịch ra khỏi tử cung một cách nhanh chóng. Loài rau này cũng là nguồn cung cấp chất xơ quý báu, giúp cải thiện sức khoẻ của hệ tiêu hoá, chống táo bón va phòng xơ vữa động mạch.
Theo bài đăng trên website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, rau ngót có hàm lượng vitamin A, C cao hơn so với một số loại cam, chanh, bưởi... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Hàm lượng vitamin C có trong rau ngót còn giúp vết thương mau lành, chống lão hoá;còn vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng và cho thị lực, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Theo Đông y, rau ngót có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt...
Bà bầu ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối thai kỳ nên hạn chế ăn rau ngót bởi nó chứa papaverin - một chất gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non (chính chất này giúp tử cung tăng co bóp để loại trừ sản dịch cho các bà mẹ mới sinh con).
Theo VTC news
-
Vào bếp22 giờ trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp1 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp1 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp2 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp3 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp4 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp4 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp6 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp6 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp17/11/2024Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp17/11/2024Ếch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng