Thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi cơm giống người Nhật, bạn sẽ cực ngạc nhiên về kết quả

Để nấu được một nồi cơm dẻo thơm không đơn giản là vo gạo và cho nước vào nồi. Chị em hãy học theo người Nhật, thử cho 2-3 viên đá vào nồi cơm, bạn sẽ thấy điều bất ngờ.

Để nấu được một nồi cơm dẻo thơm không đơn giản là vo gạo và cho nước vào nồi. Chị em hãy học theo người Nhật, thử cho 2-3 viên đá vào nồi cơm, bạn sẽ thấy điều bất ngờ.

Những ai từng thưởng thức cơm của người Nhật đều phải gật gù tấm tắc khen ngon. Độ ngon ấy không chỉ nằm ở loại gạo mà còn bởi những bí quyết tuyệt vời của bà nội trợ Nhật.

Dùng đá lạnh để nấu cơm

 Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi cơm, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. (Ảnh: Internet)

Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi cơm, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. (Ảnh: Internet)

Khi bắt đầu nấu cơm thì phải vo gạo trước tiên. Vo gạo để làm sạch hạt gạo, sau đó đổ lượng nước vừa đủ vào trước khi bắt lên. Tỷ lệ gạo và nước tốt nhất là khoảng 1: 1,2. Tuy nhiên, tỷ lệ này khác nhau cho từng loại gạo vì vậy cách tốt nhất vẫn là dựa vào kinh nghiệm.

 Đá lạnh sẽ trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo

Đá lạnh sẽ trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo

Bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Đó là một trong những cách mà người Nhật áp dụng để nấu cơm thơm và dẻo. Và điều kỳ diệu là sau khi nấu xong thì những mẻ cơm đều rất ngon thơm, tơi xốp và cực kỳ bổ dưỡng.

 Nhiều người Nhật còn có thói quen bỏ thêm một muỗng cà phê mật ong vào nồi cơm, cùng với hai viên đá lạnh. (Ảnh: Internet)

Nhiều người Nhật còn có thói quen bỏ thêm một muỗng cà phê mật ong vào nồi cơm, cùng với hai viên đá lạnh. (Ảnh: Internet)

Giải thích một cách khoa học, đá sẽ trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, sẽ làm tăng độ dẻo của gạo hơn. Thứ hai, bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều.

Dùng mật ong, dầu mè tăng hương vị

Nhiều người Nhật còn có thói quen bỏ thêm một muỗng cà phê mật ong vào nồi cơm, cùng với hai viên đá lạnh. Theo họ, mật ong có tác dụng giữ nước, sẽ giúp cơm ngon, dẻo hơn rất nhiều. Cũng có người hòa một ít muối với vài giọt dầu mè, sau đó đổ vào nồi cơm trước khi nấu để giúp cơm thơm mềm, căng tròn sáng bóng sau khi nấu. Nếu không có dầu mè, bạn có thể thay thế bằng dầu ô liu, dầu đậu phộng, vẫn mang đến kết quả tương tự.

Bên cạnh đó, người Nhật còn dùng củ hành giúp khử mùi hôi của gạo mốc, hút được lượng nước thừa cũng như đánh bay mùi khê của nồi cơm khi bạn lỡ “quá tay”. Bạn có thể nướng củ hành trước khi cho vào nồi cơm để chúng tăng hương vị tối đa. Với cách này, nồi cơm của bạn sẽ nhanh chóng được "tiêu thụ" bởi các thành viên thân yêu một cách nhiệt tình nhất.

Dùng giấm trắng giúp cơm lâu thiu

Để giữ cơm lâu ôi thiu, đồng thời giúp cơm dậy mùi hơn, trước khi bấm nút nấu, người Nhật cho vào nồi vài giọt giấm trắng Nhật Bản. Nếu không có loại giấm này, bạn vẫn có thể thay thế bằng các loại giấm thông thường.

Đặc biệt hơn, người Nhật còn cho ít bia vào nồi để nấu cơm, nhằm giúp cơm mềm và tăng hương vị lên rất nhiều. Hay cũng có người thêm nước trà vào nồi và nấu theo cách bình thường để tạo thêm màu sắc, mùi, vị và dinh dưỡng cho cơm. Đó là những cách nấu ăn “kì lạ” nhưng ngon không chê vào đâu được.

Theo GĐXH


nấu cơm

mẹo nấu ăn ngon


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.