Trọng Tấn khoe cả mẹt bánh đúc to đùng tại nhà, mộc mạc vậy mà làm dân tình thích thú

Nhìn hình ảnh ấy, dân mạng liền nhớ ngay đến câu mà Trọng Tấn thường hát: "Ôi quê ta bánh đa bánh đúc..."

Mới đây, ca sĩ Trọng Tấn chia sẻ những hình ảnh bưng cả mẹt bánh đúc thịt to đùng tại nhà và "mời" mọi người cùng thưởng thức qua mạng. Chỉ đơn giản, mộc mạc vậy nhưng khoảnh khắc ấy đã thu hút hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận thích thú từ người hâm mộ.

Bánh đúc của Trọng Tấn gồm cả tảng lớn được để lên lá chuối và đựng trong mẹt y hệt như những nét bánh đúc thời xưa của các bà các cô. Nam ca sĩ nhạc đỏ dùng dao cắt một miếng to, chấm nước mắm và thưởng thức ngon lành.

Trọng Tấn khoe cả mẹt bánh đúc to đùng tại nhà, mộc mạc vậy mà làm dân tình thích thú-1

Trọng Tấn bê mẹt bánh đúc tại nhà.

Trọng Tấn khoe cả mẹt bánh đúc to đùng tại nhà, mộc mạc vậy mà làm dân tình thích thú-2

Khuôn mặt nam ca sĩ thích thú khi nhìn thành quả.

Hình ảnh làm nhiều khán giả ngay lập tức nhớ đến bài hát Về quê gắn liền với tên tuổi của Trọng Tấn: "Ơi quê ta bánh đa bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt, nơi tuổi thơ ta trải qua, đẹp như giấc mơ". Món bánh của nam ca sĩ làm nhiều người thấy tuổi thơ ùa về: "Bánh đúc đổ ra sàng, em làm chị nhìn thấy thèm và nhớ quê, thuở xa xưa quá", "Ngon thật, nhớ quê thời bé", "Lâu rồi em chưa có dịp được ăn", "Món mình thích nhất. Cảm ơn ca sĩ đã nhắc mình nhớ quê, nhớ đồng lúa, nhớ mùa gặt lúa chiêm quê hương"...

Trước những ý kiến như "Nhà cháu cũng nấu bánh đúc à? Siêu và trông ngon quá", "Ca sĩ còn biết nấu bánh đúc giỏi thế", "Trọng Tấn mà về làm ông chủ bán bánh đúc có lẽ cũng nổi tiếng không kém gì khi đi hát nhạc đỏ"..., nam ca sĩ vui vẻ ấn biểu tượng hình mặt cười hoặc "like" (yêu thích).

Trọng Tấn khoe cả mẹt bánh đúc to đùng tại nhà, mộc mạc vậy mà làm dân tình thích thú-3

Nam ca sĩ dùng dao cắt một miếng lớn.

Trọng Tấn khoe cả mẹt bánh đúc to đùng tại nhà, mộc mạc vậy mà làm dân tình thích thú-4

Lớp bánh trông rất mềm mịn.

Bên cạnh món bánh đúc thịt, nhiều khán giả cho rằng bánh đúc nhân lạc, dừa cũng ngon không kém, đặc biệt bánh đúc chấm tương xưa mới "tuyệt cú mèo". Trọng Tấn chấm nước mắm và bày tỏ với khán giả: "Hà Nội khó kiếm tương lắm em ơi".

Fan gợi ý nếu không có tương bần thì chấm mắm nêm cũng ngon, có người hâm mộ còn muốn gửi tặng Trọng Tấn mắm tôm để ăn với bánh đúc. "Bánh đúc ăn với riêu cua ngon lắm", khán giả bình luận và liền được nam ca sĩ đồng ý: "Chuẩn vị". 

Trọng Tấn khoe cả mẹt bánh đúc to đùng tại nhà, mộc mạc vậy mà làm dân tình thích thú-5

Giọng ca nhạc đỏ chấm cùng nước mắm, nhiều người ý chấm tương bần mới chuẩn vị nhất.

Bánh đúc vốn là món dân dã miền quê Bắc Bộ, là thức cả quê, món ăn sáng điển hình. Bánh đúc thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) cùng với một số gia vị. Có nhiều biến tấu của bánh đúc như bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô, bánh đúc mỡ hành, bánh đúc hến, bánh đúc khoai môn, bánh đúc cẩm thạch (làm bằng bột năng và dùng lá dứa tạo màu)...

Quy trình thực hiện bánh đúc, dù với nhiều biến thể, về cơ bản bao gồm 3 công đoạn: làm nước ngâm gạo, chuẩn bị bột và đun bánh. Bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu. Bánh thường chấm tương bần hay mắm tôm, ăn với canh cua, hoặc làm nộm. Cũng có thể được chấm với mật ong, mật mía, mứt trái cây, thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích.

Nếu muốn có được món bánh đúc gợi nhớ tuổi thơ như Trọng Tấn, bạn có thể tham khảo cách làm sau với món bánh đúc lạc:

Nguyên liệu:

- Bột gạo tẻ ngon: 500gr

- Nước vôi trong: 1,8–2lít

- Lạc nhân: 200gr. Lưu ý: nếu thích có bánh như Trọng Tấn thì thay lạc bằng thịt và hành khô

- Dầu ăn, muối bột canh, đường trắng

Cách làm:

- Lấy lạc nhân ngâm vào nước sạch khoảng 6 tiếng cho nở, rồi đem luộc lạc cho chín rồi vớt ra rổ thưa để ráo nước. Có thể bỏ vỏ hoặc để vỏ tùy sở thích.

- Cho 500gr bột gạo tẻ vào 2 lít nước vôi trong rồi khuấy đều cho bột tan hòa đều cùng với nước. Tiếp đó cho thêm 1/2 thìa café muối vào và tiếp tục khuấy cho tan muối. Sau đó cho hỗn hợp nước vôi, bột vào tủ lạnh ngâm khoảng 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra ngoài.

- Cho hỗn hợp bột gạo đã nở vào nồi đun sôi, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục và lắng ở đáy nồi. Khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và bánh đúc sẽ dẻo thơm và mềm mịn hơn.

- Khi hỗn hợp bột bắt đầu thấy sền sệt thì vặn lửa nhỏ lại và cho 3 thìa dầu ăn vào trộn đều. Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột gạo quánh đặc lại là được.

- Cho lạc đã luộc chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa thì tắt bếp.

- Cuối cùng đổ bánh đúc đã được ra khuôn. Hoặc nếu không có khuôn làm bánh thì có thể cho ra các đĩa sâu lòng rồi đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn.



Theo Phụ Nữ Việt Nam


vào bếp cùng Sao

Trọng Tấn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.