Tuyệt chiêu nhận biết thịt bò giả và thật dịp cuối năm

Dịp cuối năm, nhiều bà nội trợ búc xúc trước việc mua thịt bò nhưng lúc ăn mới biết là thịt lợn sề. Có nhiều trường hợp nấu lên thịt trắng, ăn nhạt và không có mùi bò.

Dịp cuối năm, nhiều bà nội trợ búc xúc trước việc mua thịt bò nhưng lúc ăn mới biết là thịt lợn sề. Có nhiều trường hợp nấu lên thịt trắng, ăn nhạt và không có mùi bò.

Tuy nhiên, dù những người buôn bán thịt bò có tìm mọi cách 'hô biến' thịt lợn sề chết hay thịt trâu chết thành thịt bò, thì không phải là không có cách để phân biệt thịt bò thật giả.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia ẩm thực, khi mua thịt bò, tốt nhất là nhờ người bán thái hộ luôn, nếu là thịt lợn giả thịt bò, phần giữa miếng sẽ có màu trắng vì khi ngâm tiết bò sẽ không thể ngấm thấu vào cả miếng thịt bò. Còn nếu bò thật ngoài có sự đàn hồi, khi thái miếng thịt nhìn từ ngoài vào trong sẽ chỉ có 1 màu.

Ngoài ra, chị em khi mua thịt bò có thể dùng tay, dùng giấy, hoặc khăn ướt kỳ mạnh một lượt lên miếng thịt bò định mua, nếu miếng giấy ướt dính máu đông, đồng thời miếng thịt lộ màu nhợt nhạt thì là thịt giả. Còn nếu là thịt bò thật dùng giấy ướt lau trên bề mặt miếng thịt sẽ không bị nhợt nhạt.

Bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để nhận biết thịt bò thật - giả:

Quan sát thịt

- Thịt bò chuẩn sẽ có màu sắc đỏ au, mỡ màu vàng, thớ thịt nhỏ, mịn. Khi thái mỏng, thịt rất dính, sẽ bám theo dao. Nấu lên đậm mùi, màu sậm, thịt dai, ngọt, thơm ngon.

- Bắp bò có gân đặc trưng.

- Thớ thịt bò bé và dài, mỡ màu vàng nhạt; thịt lợn có thớ to và ngắn, nhìn không mịn, mỡ màu trắng đục.

- Thịt trâu giả thịt bò có màu đen sẫm, thớ thịt to và thô, phần mỡ có màu trắng.

- Khi mua thịt bò nên chọn cắt ra từ súc thịt lớn, không mua miếng thịt nhỏ vì rất có thể đó là thịt lợn trộn vào.

- Thịt lợn sề "mông má" thành thịt bò: Vẫn có màu đỏ au nhưng màu nhạt hơn. Mỡ thịt lợn có màu trắng, thớ thịt to, ngắn. Quan trọng nhất khi ấn vào thịt lợn chỉ cảm giác hơi mềm, còn nếu ấn vào thịt bò (đặc biệt bò mông) sẽ thấy thịt cực mềm, cảm giác thịt dính theo tay. Thịt lợn sề bôi tiết bò, phẩm màu sờ vào sẽ thấy dính phẩm ở tay. Đôi khi màu bên ngoài sẽ khác màu thịt bên trong. Khi rửa thịt, sẽ thấy màu đỏ bên ngoài nhạt dần.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sờ tận tay

- Ấn nhẹ tay lên miếng thịt. Nếu là thịt bò thật, miếng thịt sẽ dẻo, khô, ít tính đàn hồi, thịt dính tay. Với thịt bò giả, ấn tay vào thấy mềm, bở, không có cảm giác thịt dính vào tay.

- Với thịt giả: Khi miết tay vào miếng thịt sẽ thấy có phẩm màu ở tay; thái miếng, phần thịt bên trong nhạt màu hơn so với phần thịt ở ngoài, thịt không dính vào dao và có nước rỉ ra.

- Những loại thịt giả thường có mùi tanh chứ không có mùi hôi nồng đặc trưng của thịt bò.

- Thịt bò thật có mùi hôi của bò, kể cả sau khi chế biến vẫn giữ nguyên màu sắc hồng sậm, vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Còn thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt, nếu không may mua phải thịt lợn hay trâu đã chết lâu thì thậm chí còn có mùi tanh rất khó chịu.

Có 3 trường hợp làm giả thịt bò phổ biến nhất:

- Trước hết là giả thịt trâu, thịt ngựa thành thịt bò. Trường hợp này có nhưng ít.

- Loại thứ 2, phổ biến ở các chợ, đó là các cửa hàng bán thịt bò Thái Lan, thịt bò Lào. Giá mua thịt này rẻ, cộng thêm các thủ thuật tăng trọng (như bơm nước vào thịt bò) và vẫn bán giá như thịt bò quê. Loại thịt này mùi và màu sắc không được như thịt bò ta. Hơn nữa, thịt ăn còn không ngon, thậm chí nhiều người nhận xét không ngon bằng thịt lợn sề.

- Loại thứ 3 phổ biến nhất là thịt lợn sề được giả thành thịt bò. Thịt lợn sề là loại lợn đẻ không còn sinh sản được nữa. Bình thường thịt lợn sề được các bà nội trợ ở quê thích mua vì nuôi bằng cám, rau, ăn dai, ngọt. Tuy nhiên, để trục lợi nhiều thương lái săn mua loại lợn này về rồi đổ tăng trọng để kích trọng lượng. Giá thịt lợn sề rẻ nên hay bị làm giả thành thịt bò nhất.

Để thịt lợn sề giống thịt bò, các lò mổ sẽ dùng kích điện cho lợn chết để thịt có màu đỏ hơn thịt mổ theo cách thông thường. Người bán hàng sẽ mua thêm tiết bò, mỡ bò, thịt bò vụn, kể cả các loại hóa chất trộn cùng để thịt lợn sề có mùi thịt bò. Những thượng khách không sành dễ bị lừa mua loại thịt này.

Theo GĐXH


thịt bò


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.