- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao giã cua đồng cần cho muối?
Nếu mua cua được giã ở chợ, hẳn bạn thấy người bán hàng luôn bỏ một chút muối hạt vào; bạn có biết vì sao giã cua đồng lại cần cho muối?
Cua đồng tuyệt ngon khi được chế biến thành các món canh cua mùng tơi, mướp, canh riêu cua, lẩu riêu cua. Tuy nhiên, quá trình chế biến khá kỳ công, phải xay giã và lọc, và quá trình đó cần được cho thêm chút muối. Vì sao giã cua đồng cần cho muối là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong khi đứng chờ người bán hàng ở chợ làm cua cho mình.
Vì sao giã cua đồng lại cho muối?
Trong nồi canh hay lẩu cua, phần nổi lên chính là protein thịt cua. Khi nấu canh, nấu riêu cua, nếu bạn muốn kết tảng nhiều thì phải có kỹ thuật để thịt cua đông kết lại với nhau thay vì tan rã trong quá trình nấu. Đó là lý do vì sao khi giã cua đồng lại cần cho muối hạt vào.
Muối là thành phần giúp cho protein trong cua đóng tảng lại và đông kết tốt hơn. Hơn nữa, muối cũng giúp giữ vị bùi béo của thịt cua, khử tanh hiệu quả. Theo cuốn "Mặn béo chua nóng" của lice Waters - siêu đầu bếp và là giáo viên ẩm thực nổi tiếng người Mỹ, muối sẽ hoà tan các chuỗi protein thành dung dịch keo đặc, giúp hấp thụ và giữ nước tốt hơn. Protein dễ bị biến tính khi gặp nhiệt độ, các sợi xoắn co chặt lại, vắt kiệt các phân tử nước ra khỏi khuôn cấu trúc, khiến món ăn bị khô xác. Thêm muối chính là phá vỡ các sợi xoắn đó, giữ độ ẩm và cấu trúc cho protein.
Thêm nữa, muối ăn cũng là thành phần giúp phá vỡ các enzym và làm hư hại ADN của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của chúng. Cua vốn sống ở đồng ruộng, kênh rạch nên chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Việc thêm muối vào khi giã cua là cách diệt khuẩn đảm bảo cho món ăn có độ tươi ngon và tránh bị thiu vào mùa hè oi bức.
Vì sao giã cua đồng cần cho muối? Muối giúp cua đông kết tốt hơn. (Ảnh: Pinterest)
Mẹo nấu canh cua nổi tảng
Để có một bát canh cua ngon với nhiều tảng, khi nấu bạn không nên khuấy liên tục vì sẽ khiến thịt cua bị tan, không kết tảng được. Thay vào đó, bạn chỉ nên khuấy khi bắc nồi lên bếp, sau đó để cho cua tự nổi tảng, kết lại với nhau. Lưu ý, cần nấu canh cua dưới lửa vừa, không để lửa lớn vì thịt cua nổi lên dưới áp lực nước sôi mạnh sẽ tan rã.
Ngoài ra, để cua đóng thành nhiều tảng đẹp mắt, bạn cũng nên vớt tảng cua ra rồi mới cho rau vào nấu. Tại một số nhà hàng hay quán ăn, người ta còn đánh thêm trứng gà vào để giúp kết tảng cua nhiều hơn. Sử dụng đậu phụ bóp nhuyễn cũng là cách giúp tăng tảng cua nhưng lại khiến cua bị nhạt, bã, không ngon bằng cua nguyên chất.
Để nồi canh cua trong, không dầu mỡ, một số người thường cho ngay gạch cua vào nước cua khi nấu để nổi cùng với thịt cua. Trong khi đó, một số bà nội trợ khác lại thích phi thơm gạch cua rồi mới cho vào nấu canh.
Cách thực hiện như sau: Cho dầu mỡ vào chảo đun nóng để phi hành rồi đổ gạch cua vào đảo cho dậy mùi, nêm chút gia vị. Đổ gạch cua phi thơm này lên trên phần tảng thịt cua đã vớt ở bước trên; lúc ăn thì múc canh cua, riêu cua ra tô, sau đó xắn miếng thịt cua đặt lên trên mặt bát.
Bạn đã hiểu vì sao giã cua đồng cần cho muối cũng như biết cách nấu canh cua nổi nhiều tảng, hãy thử áp dụng để có nồi canh, lẩu riêu cua thật ngon nhé.
Theo VNN
-
Vào bếp9 giờ trướcCác món cuốn chính là nét đẹp văn hóa đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, trong đó có bánh cuốn tôm chua Huế. Đây là món ăn được chế biến rất đơn giản, lại ngon miệng, nhẹ bụng, giúp bạn bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin cho cơ thể, chống ngấy.
-
Vào bếp22 giờ trướcMặc dù thịt luộc là món rất dễ chế biến nhưng món ăn vẫn kém ngon nếu có sai sót, sau đây là những loại gia vị chớ nên cho vào khi luộc thịt.
-
Vào bếp1 ngày trướcBa chỉ lắc sả tắc chua chua, cay cay là một món ăn siêu ngon, khoái khẩu với nhiều người. Món ăn này rất thích hợp để ăn cùng với cơm hoặc làm món nhậu cũng rất hấp dẫn.
-
Vào bếp1 ngày trướcBánh ngọt, bánh mì tròn có nhân, ngũ cốc nhiều màu... đều là lựa chọn tệ cho bữa sáng.
-
Vào bếp1 ngày trướcNhiều người nghĩ nấu bánh canh cá lóc Huế kỳ công, khó thực hiện nhưng thực tế không phải vậy, dưới đây là công thức nấu món này đơn giản, chuẩn vị Huế.
-
Vào bếp1 ngày trướcKhi luộc khoai lang, bạn nên cho khoai vào khi nước đã sôi, cách này vừa rút ngắn thời gian nấu vừa giúp khoai ngon hơn.
-
Vào bếp2 ngày trướcMẹo luộc khoai không cần nước không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, năng lượng mà còn giúp khoai có hương vị đậm đà hơn.
-
Vào bếp2 ngày trướcNấm rơm kho đậu hũ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, lại thích hợp để ăn chay. Cùng tìm hiểu cách làm nấm rơm kho đậu hũ đơn giản mà cực hao cơm dưới đây.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá chình là một loài cá quý hiếm và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Ngoài cải thiện tuần hoàn máu, mạnh gân cốt, trị phong thấp, thịt cá chình ăn vào còn có tác dụng tráng dương bổ thận.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò cuộn nấm kim châm là một trong những món ăn không thể thiếu ở các nhà hàng nướng. Bò được cuộn với nấm kim châm ngọt ngọt dai dai và nêm nếm rất vừa vị, ai cũng có cảm giác “ăn đến đâu, trôi đến đó”.
-
Vào bếp3 ngày trướcCó một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp duy trì, cải thiện sức khỏe của gan, nhất là trong dịp nghỉ lễ dài ngày, các bữa cỗ linh đình dễ khiến gan quá tải, việc thải độc gan rất cần thiết.
-
Vào bếp3 ngày trướcVới các thực đơn giá rẻ sau đây không chỉ giúp bạn có ngay những món ngon chiêu đãi gia đình mỗi ngày, mà còn giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí.
-
Vào bếp3 ngày trướcNếu bạn đã quá nhàm chán với những món gà luộc, gà kho… thường ngày thì có thể đổi mới thực đơn của cả gia đình với món gà nướng mật ong. Đây là món ăn mà cả trẻ em và người lớn đều thích.