Ý nghĩa và cách bày mâm cúng mùng 1 tết Quý Mão 2023 đúng nhất để có một năm mới suôn sẻ

Theo tục lệ xưa, ông bà ta quan niệm mâm cỗ cúng mùng 1 thường là "mâm cao cỗ đầy", ăn không được thiếu để cầu mong cả năm no đủ.

Vào sáng mùng 1, buổi sáng bắt đầu một năm mới, người ta thường làm một mâm cỗ cúng, mời bề trên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng thành kính. "Nguyên" có nghĩa là khời đầu, "đán" là buổi sáng sớm. Nguyên Đán được hiểu là buổi sáng khởi đầu một năm mới. Sáng mùng 1, người ta thường làm một mâm cơm trang trọng, mời ông bà dùng cơm và cầu mong những lời tốt đẹp.

Theo sách "Tín ngưỡng Việt Nam" của tác giả Lưu Ánh, vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng. Có thể là cỗ mặn hoặc chay nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm. Tại các tỉnh thành phía Bắc, mâm cỗ truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).

Mâm cúng mùng 1 Tết nguyên đán Quý Mão 2023 gồm những gì?

Ý nghĩa và cách bày mâm cúng mùng 1 tết Quý Mão 2023 đúng nhất để có một năm mới suôn sẻ-1

Mâm cỗ mùng 1 tết miền Bắc thường sẽ đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Ngoài ra, những gia đình cầu kì hơn thì sẽ có đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát, 8 đĩa. 4 đĩa trong mâm cỗ miền Bắc thường là 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa và 1 đĩa chả quế. Và luôn có một đĩa xôi gấc với ước mong những điều may mắn, đỏ tươi như màu gấc trong năm mới.

4 bát gồm thường là 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát bóng thả, 1 bát miến dong và 1 bát mọc nấm thả. Chân giò phải được nấu bằng giò vừa nạc vừa mỡ, giữa bát còn có 1 miếng thịt ba chỉ vuông vức được khía làm tư, nở đều bốn góc.

Thường ở miền Bắc, vào năm mới sẽ không sát sinh nên hầu như các món trong mâm cỗ phải đều được chuẩn bị từ trước. Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ, người lớn tuổi hoặc gia chủ trong nhà sẽ khấn vái mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết. 

Các bữa còn lại trong 3 ngày Tết tùy theo gia chủ và điều kiện gia đình mà chuẩn bị để cúng tổ tiên. Các ngày này mâm cỗ không bắt buộc phải đầy đủ như ngày mùng 1. Thông thường chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Ngoài ra, trên bàn thờ, ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...

Ở miền Trung và miền Nam, mâm cúng mùng 1 có một số thay đổi trong món ăn. Ví dụ như mâm cỗ miền Nam thường có: bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang... Còn mâm cỗ miền Trung lại có: bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ...Tùy từng vùng miền mà mâm cỗ có sự linh hoạt thay đổi trong các món nhưng chắc chắn, đây đều là những món ăn truyền thống được chế biến rất kỳ công.

Tâm Bình (TH) - Theo Vietnamnet


mâm cúng

Tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.