Sáng 16-7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng giá mua đô la Mỹ lên 21.200 đồng (tăng 100 đồng so với trước đó), cao hơn giá mua đô la của các ngân hàng thương mại từ 20-50 đồng/đô la. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn mức giá mà các ngân hàng niêm yết trước khi NHNN điều chỉnh tỷ giá 1%.
Sáng
16-7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng giá mua đô la Mỹ lên 21.200
đồng (tăng 100 đồng so với trước đó), cao hơn giá mua đô la của các ngân
hàng thương mại từ 20-50 đồng/đô la. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp
hơn mức giá mà các ngân hàng niêm yết trước khi NHNN điều chỉnh tỷ giá
1%. Vì thế câu hỏi đặt ra là có thật NHNN muốn hỗ trợ xuất khẩu không?
Một
trong những lý do hiển nhiên cho tình trạng này là cung ngoại tệ có thể
đang rất dồi dào, thể hiện qua thông báo của NHNN rằng họ đang tiếp tục
mua ngoại tệ để nâng dự trữ ngoại hối. Nhưng mặt khác, nếu xét đến lý
do NHNN đưa ra trong đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi, rằng không phải là
do áp lực cung cầu ngoại tệ mà là để thúc đẩy xuất khẩu, thì người ta có
thể thấy sự bất nhất trong chính sách tỷ giá của NHNN.
Chính sách tỷ giá đang có sự bất nhất. Ảnh: Uyên Viễn
Nếu
đã định thúc đẩy xuất khẩu thì về nguyên tắc, NHNN phải duy trì một tỷ
giá cao hơn trước đây (tức làm tiền đồng yếu đi). Trong bối cảnh cung
ngoại tệ tăng mạnh thì NHNN càng phải tích cực mua ngoại tệ với tỷ giá
cao hơn trước sao cho tỷ giá tiền đồng trong hệ thống ngân hàng và trên
thị trường tăng thêm quanh quẩn 1 điểm phần trăm, mới tạo thuận lợi cho
xuất khẩu đúng như ý muốn.
Nếu xét đến lý do NHNN
đưa ra trong đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi, rằng không phải là do áp
lực cung cầu ngoại tệ mà là để thúc đẩy xuất khẩu, thì người ta có thể
thấy sự bất nhất trong chính sách tỷ giá của NHNN.
Nay tỷ giá chỉ tăng nhẹ hoặc hầu như không tăng so với trước
đây, cho thấy khả năng NHNN hoặc đã không tích cực mua đô la Mỹ, và/hoặc
đã không mua với tỷ giá cao hơn đáng kể so với trước đây. Nếu đúng như
vậy thì có thể kết luận rằng NHNN không muốn để tiền đồng yếu đi (so với
hiện tại) và vì thế, mục đích đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi thực chất
không phải là để hỗ trợ xuất khẩu như tuyên bố.
Cùng
với việc NHNN tiếp tục hút tiền đồng về thông qua kênh tín phiếu NHNN
và tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chậm, trong khi lượng vốn lớn của
ngân hàng tiếp tục đổ vào trái phiếu chính phủ có thể suy luận rằng
thanh khoản tiền đồng hiện đang dồi dào ở mức dư thừa.
Trong
bối cảnh này, có thể đối với NHNN nỗi lo ngại chính vẫn là nếu để tiền
đồng mất giá như đã định thì sẽ lại có thêm một lượng lớn tiền đồng được
tung thêm ra lưu thông, làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa tiền
đồng, tăng áp lực lạm phát. Mà với mục tiêu chính sách đặt kiềm chế lạm
phát là ưu tiên hàng đầu thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi chính
sách tỷ giá của NHNN trên thực tế vẫn thiên về giữ ổn định tỷ giá để
giảm áp lực lạm phát, thay vì để nó tăng lên nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Nhưng
về nguyên tắc, có thể vừa phá giá, vừa giữ áp lực lạm phát không thay
đổi bằng cách điều chỉnh cung tiền, thông qua công cụ tín phiếu NHNN và
dự trữ bắt buộc. Trong trường hợp hiện nay ở Việt Nam, cùng với việc
tích cực mua vào ngoại tệ với tỷ giá cao hơn để tỷ giá tăng thêm 1 điểm
phần trăm (hoặc hơn nữa) nhằm hỗ trợ xuất khẩu, NHNN song song đó cần
tung thêm tín phiếu NHNN và/hoặc nâng dự trữ bắt buộc để hút bớt tiền
đồng tăng thêm từ quá trình mua vào ngoại tệ trước đó. Nếu thực hiện
được như vậy thì NHNN không còn phải bận tâm đến khả năng xung đột mục
tiêu chính sách, giữa ổn định vĩ mô (lạm phát) và hỗ trợ xuất khẩu nữa.
Bởi
vậy, một khi đã công khai tuyên bố mục tiêu hiện thời của chính sách tỷ
giá là hỗ trợ xuất khẩu thì NHNN nên thực hiện chính sách này để gây
dựng lòng tin của thị trường vào chính sách của mình, đồng thời tạo điều
kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng GDP. Phối hợp hài
hòa với chính sách tiền tệ, chính sách nới lỏng tỷ giá sẽ thành công mà
không gây ra hậu quả phá vỡ bất ổn vĩ mô, tăng lạm phát như NHNN đã có
thể lo ngại và dẫn đến một chính sách tỷ giá dùng dằng, mất phương hướng
như hiện nay.