Nếu có dịp qua Lam Kinh, ThanhHóa, hãy ghé thăm quần thể lăng mộ các vua nhà Lê. Nơi đây giống như một vùngđất lịch sử bị lãng quên.

Nếu ở Huế, quần thể lăng mộ cácvua nhà Nguyễn là những điểm du lịch rất nổi tiếng với du khách, quần thể lăngmộ các vua nhà Lê (sơ) ở Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn chưa được nhiều ngườibiết đến.

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng50km, cứ theo quốc lộ 47 thẳng hướng Tây Bắc là tới Lam Kinh. Bây giờ, đường HồChí Minh đã mở, nếu đi từ Hà Nội vào Nghệ An cũng sẽ đi ngang qua khu di tích.Vùng đất này cách suối cá thần Cẩm Lương không xa.

Nằm ẩn mình giữa rừng sâu

Từ đường Hồ Chí Minh, rẽ qua cầuMục Sơn bắc qua sông Chu, bạn sẽ thấy một khu rừng lim cổ thụ uy nghi. Đó chínhlà khu di tích Lam Kinh. Nhưng trước khi vào thăm lăng mộ các vua Lê, hãy ghévào thắp hương ở đền Lê Thái Tổ.

Để vào khu rừng Lam Kinh, bạnphải qua cầu đá trắng có tê Bạch mới xây lại. Cầu này bắc qua con lạch Ngọc, vốnlà hào nước bảo vệ toàn khu Lam Kinh, nối với hồ lớn có tên gọi là hồ Tây. Quacầu, bạn sẽ cảm thấy sững sờ và ấn tượng trước khu phế tích mênh mông của sânrồng có chiều dài mỗi cạnh khoảng 60m, còn diện tích khu chính điện cũng lên đếnhơn 1.600m2.

Về Lam Kinh thăm lăng vua Lê

Điện Lam Kinh nay chỉ còn lại dấu vết của nềnmóng với những hàng chân cột đã xếp vuông vứchình bàn cờ. Dã sử viết: Hồi quân Tây Sơn raBắc, gây nên nạn hỏa, điện Lam Kinh cháy đến mấytháng liền.

Nối giữa sân rồng và chính điệncòn lưu giữ thềm rồng gồm 9 bậc với hai đôi rồng đá được khắc tinh xảo, đặctrưng của kiểu rồng thời Lê.

Phía sau chính điện là dấu vếtcủa chín tòa Thái miếu, mỗi tòa dài 16m, chạy hình vòng cung ôm lấy khu chínhđiện. Cạnh vết tích của các kiến trúc xưa, những cây thị, cây đa hàng trăm nămtuổi tỏa tán mát rượi cả khu vực.

Nổi bật là tấm bia Vĩnh Lăngghi công Lê Lợi

Thắng theo trục của sân rồng,chính điện và Thái miếu là Vĩnh Lăng, nơi an táng Thái Tổ hoàng đế Lê Lợi. Lăngđắp đất hình khối chữ nhật, cạnh dài 4,4m, cao 1.8m, xung quanh được ốp đáThanh. Trước lăng có hai hàng tượng quan văn võ và bốn đôi con vật bằng đá gốmsư tử, ngựa, tê giác, hổ. Để hành lễ, có một hương án bằng đá thấp. Nhìn chung,Vĩnh Lăng được xây dựng khá giản dị, gần gũi song cũng rất tôn nghiêm.

Nói đến quần thể Lam Kinh, ngườita thường nhắc nhiều nhất đến tấm bia Vĩnh Lăng. Bia Vĩnh Lăng là một công trìnhnghệ thuật có giá trị lớn về văn hóa và lịch sử nước ta.

Bia được dựng cách lăng mộ vua LêThái Tổ khoảng 300m, trên một gò đất cao gần Tây Hồ. Đây là một trong những tấmbia lớn nhất nước ta, với chiều cai 2,79m, chiều rộng 1,94m. Đặc biệt, tấm bianày được đặt trên lưng một con rùa khá lớn, chân có tới 6 móng, trong đó móngthứ 6 bị khuyết.  Nhà bia mới được trùng tu năm 1961, nền nhà hình vuôg, có 4mái và 16 cột. Bia khắc bài văn đặc sắc của quan Hành khiến Nguyễn Trãi soạn,nêu khái quát về thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Nhiều di tích với giá trị vănhóa đặc sắc

Trong quần thể Lam Kinh còn cólăng của vua Lê Thái Tông (Hựu Lăng), Lê Thánh Tông (Chiều Lăng), Lê Hiến Tông(Sụ Lăng), Lê Túc Tông (Kính Lăng) và lăng hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹvua Lê Thánh Tông). Lăng của hoàng thái hậu gây chú ý bởi tượng chầu đều là nữ.

Xung quanh Lam Kinh là cả mộtquần thể những địa danh lịch sử gắn với cuộ khởi nghĩa Lam Sơn. Phải kể đến lànúi Chí Linh ở Giao An, huyện Lang Chánh. Đây chính là ngọn núi xuất hiện trongBình Ngô Đại cáo của thi hào Nguyễn Trãi: "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần", mànhiều học sinh còn nhầm với huyện Chí Linh ở Hải Dương.

Ngược về phía Bắc vài cây số làdòng sông Mã với những bè cả yên bình nối đuôi nhau, thời khởi nghĩa Lam Sơn cótên Lỗi Giang. Những địa danh được gắn liền với các trận đánh của nghĩa quên LamSơn như Đa Bút, Yên Trường đều ở chung quanh vùng Lam Sơn.

Cách Lam Kinh không xa còn cólàng Bái Trạch, xã Xuân Giang, nơi 45 năm trước, các nhà khảo cổ đã phát hiệnlăng mộ vua Lê Dụ Tông. Đây là di hài vị hoàng đế duy nhất mà ngành khảo cổ nướcta khai quật được. Từ lăng mộ này, chúng ta đã thu thập được vô vàn tư liệu quýgiá về trang phục, văn hóa, kỹ nghệ của nước ta cách dây khoảng 300 năm.

Về Lam Kinh thăm lăng vua Lê

Tưng bừng mùa lễ hội hàng năm

Vào tháng Tám Âm lịch hàng năm,lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Du khách sẽ được đắm mình vào nhịp cồng chiêng măngâm vang núi rừng. Bạn sẽ tận mắt chứng kiến lễ tế các vị vua anh hùng đầy trangnghiêm và xem những điệu múa dân gian đặc sắc như: Sắc bùa, đèn Đông Anh, BìnhNgô phá trận, hay hát trò Xuân Phả.

Ngoài ra, bạn sẽ được thưởng thứcnhiều món đặc sản như vị cay ngọt của chè Lam Phù Quảng, một loại bánh làm bằngbột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc và gừng, vị dẻo quạnh trong màu đen nhánh củabánh gai Tứ Trụ; và vị béo ngậy của cá rô Đầm Sét rán vàng.

Từ Lam Kinh đi về phía Tây chừng5km còn có đền Tép, thờ Lê Lai, vị tướng từng lấy mạng sống của mình để cứuchúa. Chính vì thế, trước ngày tổ chức lễ giỗ Lê Thái Tổ, hậu thế lại làm giõ LêLai, theo câu "Hăm mốt (tháng Tám Âm lịch) Lê Lai, hăm hai Lê lợi". Trong ngàyhai mươi mốt, trời thường có mưa như một lời báo ơn, tưởng nhớ đến vị trungthần.

Theo Tiên Phong
Về Lam Kinh thăm lăng vua Lê