Tá hỏa khi biết vé mình đặt đã hoàn trả
Nhu
cầu di chuyển trong dịp Tết Nguyên Đán 2014 đang là mối quan tâm của
rất nhiều người, đặc biệt là những người ở 2 thành phố lớn Hà Nội và
TP.HCM. Việc di chuyển bằng máy bay, tầu hỏa đang là lựa chọn hàng đầu.
Hiện
nay trên các diễn đàn, các trang rao vặt, thương mại… đều tung ra những
chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách lựa chọn dịch vụ di
chuyển bằng máy bay trong dịp Tết với giá hấp dẫn, thậm chí còn rẻ hơn
đến ½ so với giá niêm yết của một số hãng hàng không nội địa.

Vé máy bay dịp Tết đang là mối quan tâm của nhiều người.
Qua
tìm hiểu thực tế không ít người “chưng hửng” khi biết vé mình đặt đã bị
những đại lý vé “ma” lừa đảo. Trao đổi với chúng tôi, chị Hà Thương
(nhân viên 1 đại lý vé tại Hà Đông) cho biết: “Chúng tôi cung cấp dịch vụ vé máy bay, tuy nhiên nhiều khách hàng khi gọi điện đến cũng nói về việc bị lừa đảo”.
Chị Thương cho biết thêm:
“Đây là hình thức không mới của những kẻ gian, những kẻ gian này thường
không có văn phòng, đăng tin trên các diễn đàn, trang rao vặt và thường
đưa ra giá rẻ hơn những đại lý của hãng. Khi khách gửi thông tin cá
nhân, email, số điện thoại thì phía lừa đảo vẫn đặt vé như thường và gửi
lại cho khách Code cũng như thời gian bay, thậm chí cả vé. Tuy nhiên,
ít ngày sau kẻ gian âm thầm dùng thông tin cá nhân hủy vé, chấp nhận phí
hủy và ôm tiền “cao chạy xa bay”.

Có nhiều chiêu để kẻ gian lợi dụng khách vé máy bay dịp Tết (ảnh minh họa - nguồn internet)
Còn anh Long Giang (nhân viên phòng vé A…) trao đổi với chúng tôi:
“Vé máy bay dịp tết thường bị đẩy lên cao, khách thường đi khứ hồi nên
tâm lý tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy nên đã không nghiên cứu kỹ mà
tìm đến những nơi rao bán vé giá rẻ”.
“Khách
hàng chỉ biết mình bị lừa khi gọi điện theo đường dây nóng của hãng
hàng không, check lại đại lý vé mới biết mình bị lừa. Thậm chí cũng có
trường hợp ra tận sân bay làm thủ tục thì mới tá hỏa phát hiện ra, nhưng
tất cả sự việc đã rồi”, anh Long Giang cho hay.
Cẩn trọng với vé nhượng lại
Hiện
nay, các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Vietjet VietJetAir,
Jetstar đều có những chương trình ưu đãi lớn cho vé máy bay dịp Tết với
giá rất thấp. Thậm chí có những chương trình ưu đãi bay với giá 1 ngàn
đồng cho chặng SG – HN hoặc ngược lại.
Tận dụng
điều này, những người có sở thích săn vé máy bay giá rẻ thường “cày”
bên bàn phím cả ngày lẫn đêm để đặt. Tất nhiên, những người này đều có
kinh nghiệm trong việc đặt vé hoặc tranh thủ sự nhanh nhạy, nắm bắt thời
cơ nên độ “ăn may” cũng lớn hơn.

Nhan nhản thông tin nhượng lại vé giá hấp dẫn trên diễn đàn, trang rao vặt không đáng tin tưởng.
Những
người săn vé giá rẻ này thường dùng những tên phổ biến như: Le Thanh
Hai, Pham Van Toan, Nguyen Thi Van, Le Hai Yen, Pham Thi Hoa… nhằm dễ
dàng tìm kiếm người trùng tên.
Cụm từ “nhượng
vé máy bay giá rẻ” nhan nhản trên nhiều trang diễn đàn. Đặc biệt, giá
nhượng lại chỉ bằng ½ thậm chí rẻ hơn nữa. Kẻ hở cho kẻ gian lộng hành
là đối với 2 hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam khi khách đã mua vé thì
không được hoàn mà chỉ được đổi tên.
Có thể
khi khách đã được nhượng lại vé giá rẻ nhưng không hề biết rằng kẻ gian
sẵn sàng chờ 1 – 2 tuần âm thầm đổi tên người di chuyển. Phí của dịch vụ
chuyển tên chỉ mất 310.000 đồng/lần. Như vậy, có thể thấy cùng với thủ
đoạn này, một vé máy bay kẻ gian có thể lừa nhiều người cùng lúc.
Một
trường hợp khác trong rủi ro đối với việc sang – nhượng vé máy bay giá
rẻ đó là các nhân viên hãng có thể yêu cầu khách cung cấp các thông tin
rõ hơn như: email, số điện thoại, thời gian đặt vé, địa chỉ IP máy tính
truy cập... từ đó phát hiện ra hành khách này không phải chủ nhân trực
tiếp của tấm vé thì các hãng có quyền từ chối vận chuyển ngay tại sân
bay.
Trao đổi với chúng tôi, chị Thương, anh Giang đều đưa ra lời khuyên: “Vé
máy bay dịp Tết khá khan hiếm, giá lại cao vì vậy để tránh tiền mất tật
mang thì khách hàng nên đến các đại lý vé máy bay của hãng hoặc phòng
vé có uy tín để giao dịch hoặc đặt vé online trên trang web chính thức
của hãng hàng không”.
Theo Pháp Luật Xã Hội