Trên vũ trụ bao la cũnghiện diện những “kẻ chết trôi” đe dọa va chạm với các vệ tinh, trạm khônggian hay kính viễn vọng.
Việc vệ tinh thương mại Galaxy-15mới đây vừa mất kết nối với mặt đất đã làm dư luận xôn xao, nhất là khi nhữngnhà điều hành các vệ tinh viễn thông đang hoạt động trên tầng địa tĩnh cảnh báoGalaxy-15 có nguy cơ va chạm với vệ tinh khác trong quá trình trôi dạt vào“nghĩa địa vệ tinh”.
Sự kiện này gợi nhớ lại vụ vachạm vô tiền khoáng hậu hồi tháng 2.2009, khi một vệ tinh mất kiểm soát của Ngađâm vào vệ tinh Mỹ, gây ra một vụ nổ giải phóng hàng ngàn mảnh vụn có khả năngđe dọa các vệ tinh khác trong vòng 10.000 năm tới. Theo cách nói khôi hài củagiới kỹ sư viễn thông, Galaxy-15 đã chính thức có tên mới là zombiesat, tạm dịchlà vệ tinh “thây ma”, chỉ các vệ tinh bị mất điều khiển và trôi dạt một cách vôđịnh trên quỹ đạo trái đất. Sau thời gian ngắn ngủi phục vụ công tác phát sóngvệ tinh (được phóng lên không gian vào năm 2005) và bị bão mặt trời tấn công vàotháng trước, Galaxy-15 giờ đây đã trở thành mối đe dọa cho quần thể vệ tinh tồntại trên quỹ đạo.
|
Bất cứ vệ tinh nào cũng có thể kết thúc cuộc sống và trở thành “thây ma” trong không gian |
Cũng như các vệ tinh viễnthông khác, Galaxy-15 xoay quanh trái đất trong quỹ đạo địa tĩnh, khuvực ở độ cao khoảng 36.000 km. Tốc độ quay của nó trùng với tốc độ quaycủa trái đất để nó hiện diện ở đúng một điểm trên bầu trời trong mọithời điểm. Tuy nhiên, khi bị mất kết nối với mặt đất, Galaxy-15 nhiềukhả năng sẽ trôi đến 1 trong 2 điểm được gọi là giếng thế năng trái đất.Trang tin Msnbc.com dẫn lời chuyên gia Nicolas Johnson của NASA cho haykhi các vệ tinh bị mất kiểm soát, chúng sẽ trượt vào giếng thế năng tráiđất gần nhất và cứ thế dao động xung quanh khu vực này. Hai “nghĩa địavệ tinh” nằm ở vị trí kinh độ 105 độ tây và 75 độ đông. Hiện có khoảng150 đến 200 vật thể đang trôi vật vờ tại hai khu vực trên, ông Johnsonnói.
Bãi tha ma trên vũ trụ
Một chu kỳ sống của vệ tinh đượctính từ lúc có mặt trên tên lửa đẩy để tiến vào không gian. Dù con người có cốgắng kéo dài tối đa tuổi thọ của nó, sẽ đến lúc một vệ tinh kết thúc cuộc đời,và nó sẽ trôi vô định trên quỹ đạo trái đất. Số lượng “tử thi” không được kiểmsoát ngày càng nhiều trong khi những vệ tinh mới vẫn được phóng liên tục lên quỹđạo, làm tăng nguy cơ va chạm giữa các vệ tinh, nhất là khi một tọa độ trên quỹđạo địa tĩnh có thể được đặt nhiều vệ tinh đồng thời. Hiện vệ tinh Vinasat-1 củaViệt Nam cũng được đặt cùng tọa độ 132 độ đông với vệ tinh JCSat 5A của NhậtBản. Tọa độ và độ cao của Vinasat-1 giúp nó không nằm trong tầm đe dọa va chạmvới Galaxy-15.
Để ngăn chặn các tàu không gianhoặc vệ tinh “chết” chất đống tại những khu vực tập trung đông đúc trong quỹ đạođịa tĩnh, giới chuyên gia khuyên khi một vệ tinh đã đến tuổi về hưu, nó nên đượcnâng lên quỹ đạo cao hơn. Khu vực dùng làm mồ chôn các vật thể chết trong khônggian ở vị trí cao hơn quỹ đạo của các vệ tinh đang hoạt động vào khoảng 300 km.Theo kỹ sư NASA Johnson, ý tưởng này nhằm kéo các vệ tinh lên độ cao nhất địnhđể chúng không trôi về khu vực những vệ tinh đang hoạt động trong một khoảngthời gian dài, khoảng trên 100 năm. Việc này dễ hơn nhiều so với việc kéo nóxuống độ cao vừa đủ để rơi trở lại trái đất và bị ma sát đốt cháy trong bầu khíquyển.
Dọn dẹp rác không gian
Việc thu lượm các xác tàu khônggian hoặc vệ tinh “thây ma” để chúng khỏi va vào nhau là chuyện nằm ngoài khảnăng của con người, ít nhất là cho tới thời điểm này. Tất nhiên, nếu dồi dàotiền bạc và sở hữu công nghệ cao thì khác, như trong trường hợp Mỹ dùng tên lửabắn vệ tinh do thám USA-193 vào tháng 2.2008. Cách tốt nhất để dỡ bỏ các phầntên lửa đã qua sử dụng và những vật thể lớn khác trong quỹ đạo địa tĩnh là gửimột tàu không gian đón đầu, móc vào vật thể chết và kéo chúng về trái đất. Tuynhiên, cách này cực kỳ tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức, chưa kể là khócó thể áp dụng cho phần lớn các vật thể đang lửng lơ vô định trong không gian.Nội chuyện dọn dẹp những mẩu rác nhỏ trong không gian, chưa bàn đến vệ tinh đãlà cả một vấn đề. Theo các chuyên gia, dù khó khăn nhưng vấn đề này cần đượcnghiên cứu ngay từ bây giờ trước khi các vệ tinh chết trở thành vật cản trởnghiêm trọng cho các sứ mệnh không gian sau này.
|
Theo Thụy Miên