“Bọn trẻ bây giờ vô tâmlắm!”. Chớ than phiền và vội kết tội trẻ. Có thể đó là do người lớn dạy dỗchưa đầy đủ, thiếu chu đáo.

Gia đình ngày nay đa phầnchỉ có một hoặc hai con nên cha mẹ thường yêu thương, nuông chiều trẻhết mực và không bao giờ nghĩ sẽ “nhận lại” được gì. Có lẽ vì thế mà cácbậc cha mẹ đã góp phần khiến con cái trở thành người ích kỷ, không biếtchia sẻ, quan tâm, thậm chí là vô tâm, vô cảm.

Vô tâm với cả ngườithân

Chị Hương, cạnh nhà tôi,có ba đứa cháu thuộc thế hệ 9X ở quê lên trọ học, trông rất ngoan ngoãn,lễ phép lại học hành giỏi giang. Hôm gặp chị, tôi tấm tắc khen các cháu.Chị thở dài rồi ngập ngừng bảo: “Nhưng... chúng sống vô tâm lắm! Họcgiỏi, ngoan ngoãn nhưng ứng xử sơ đẳng lại không biết. Thật khổ!”.Như trúng mạch, chị kể hết chuyện này đến chuyện khác, trút những nỗiniềm chất chứa lâu nay. Một lần, mẹ chị ở quê lên, cả nhà cùng đi siêuthị. Đến nơi, các cháu mở cửa xe xuống trước để mặc bà ngoại lụm cụm vàdì Út một nách hai con nhỏ loay hoay. Khi chị Hương nhắc nhở, chúng  mớilật đật đỡ bà ngoại và dẫn một em nhỏ giúp dì. 

Vì đâu trẻ vô tâm?

Ảnh minh họa

Chủ nhật tuần rồi, mẹ bọnnhỏ đến thăm. Cả nhà cùng nhau làm món bò nướng lá lốt. Đúng lúc, có haibạn học đến chơi và được mời ở lại dùng bữa. Để các cháu thoải mái, chịdọn mâm cho chúng trước. Thế mà khi ngồi vào bàn, chẳng đứa nào biết mờingười lớn một tiếng! Chúng vừa nhẩn nha ăn vừa trò chuyện đến 2 giờ,trong khi cả nhà đang chờ đến lượt vào bàn. Đến nước này, chị Hương đànhnhắc khéo “Tin ăn xong rủ các bạn lên lầu chơi đi”... Đáng lo làtình trạng này hiện khá phổ biến trong các gia đình!

Vì chưa được hướng dẫn

Nhìn bề ngoài, cứ tưởngbọn trẻ vô tâm, không chịu học để có thể sống tốt, sống có đạo đức nhưngxét cho kỹ, một phần cũng do chưa được người lớn hướng dẫn kỹ năng sống,cách chia sẻ...

Hôm rồi, tôi đang lưuthông trên đường, một cậu học sinh mang phù hiệu lớp 12 chạy xe va vàotôi làm xe ngã, thế mà cậu vẫn thản nhiên ngồi trên xe giương mắt nhìn.Bực quá, tôi quát: “Còn đứng đó nữa, dựng xe lại cho tôi chứ!”.Nghe thế, cậu ta mới riu ríu làm theo, tay chân luýnh quýnh. Hóa ra, dokhông biết trong trường hợp này cần làm gì nên cậu bé mới “đực” người ravậy. Tôi bèn dịu giọng bảo: “Con có lỗi, ít ra phải biết xin lỗi và giúpdựng xe lên chứ!”. Cậu bé lí nhí dạ vâng, xin lỗi rồi chào đi.

Ngay như trong gia đìnhtôi, dù chị tôi cũng rất quan tâm đến việc dạy dỗ con cái nhưng vẫn gặptình cảnh tương tự. Tuần trước, gia đình chị hai tôi chuyển về nhà mới,tôi đến phụ một tay. Mọi người khuân dọn cật lực mà đến trưa đồ đạc vẫncòn ngổn ngang. Thy, con gái út của chị, là sinh viên năm hai, đi họcvề. Cứ tưởng cơm nước xong, cháu sẽ vào giúp một tay. Nhưng hỡi ơi, việcđầu tiên con bé làm là... bới tìm gấu bông, rồi ôm nó nhảy phốc lên ghếxoay nhìn mọi người dọn nhà! Chị tôi dường như đã quá quen với cảnh conngồi chơi, mẹ làm quần quật nên chẳng tỏ thái độ gì cả.

Tôi đành bảo: “Thy xemđồ nào của con, chuyển lên phòng sắp xếp lại đi!”, con bé mới làm theo.Chị tôi phân trần: Hồi Thy còn nhỏ, chị cũng nhờ làm việc này việc nọphù hợp với cháu nhưng ông xã chị lại bảo: “Em phải làm cho con chứ!”,riết rồi chị không muốn sai bảo nữa, nên bây giờ con bé mới như vậy.

Cha mẹ phải “gieo mầm”

Nghĩ cho cùng, người lớnchúng ta chớ vội trách con trẻ, mà nên xem lại cách dạy dỗ con của mìnhđã đúng chưa. Cha mẹ nào cũng yêu thương con, luôn mong muốn con khibước ra đời sẽ được xã hội đón nhận với cái nhìn đầy thiện cảm. Do vậy,hơn ai hết, ngay từ khi con bước vào tuổi mẫu giáo, người làm cha mẹphải biết “gieo mầm” những đức tính tốt như biết quan tâm, chia sẻ, giúpđỡ  người xung quanh... cho con trẻ.

Theo Tường Nghi
NLĐ