Sau cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, giới phân tích nhận định châu Á nổilên trở thành thiên đường an toàn cho đầu tư. Khi đó, các luồng tiền sẽ được rótồ ạt vào các nước ở châu Á, gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách phảicó thêm các biện pháp hành chính để ngăn chặn tình trạng thị trường bất động sảnphát triển quá nóng.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng việc kiểm soát vốn haysiết chặt chính sách tiền tệ là những giải pháp để cắt giảm luồng vốn.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đối với toàn cầu chắc chắn sẽ khiếnchâu Á phải siết chặt chính sách tiền tệ, ít nhất là cho đến khi các ngân hàngtrung ương thấy có những dấu hiệu rõ ràng rằng nhu cầu về hàng xuất khẩu củachâu Âu sẽ không bị ảnh hưởng.
|
Thị trường bất động sản châu Á đang phát triển quá nóng |
Các ngân hàng trung ương châu Á đã dẫn đầu thế giới trong việc tăng lãi suất khikhu vực này phục hồi nhanh hơn các khu vực khác sau cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu vừa qua.
Tuy nhiên, những triển vọng đó - cùng với sự lành mạnh tài chính của khu vực sovới các nước phát triển đang ngập chìm trong nợ - đã làm dấy lên nguy cơ tăngtốc hoạt động đầu tư, có thể khiến các nhà hoạch định chính sách phải thực hiệnkiểm soát vốn nghiêm ngặt hơn trước cuối năm 2010.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách châu Á đã liên tục mắc sai lầm trongviệc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, khi chứng kiến khả năng thanh toánbấp bênh của những nước như Hy Lạp và Bồ Đào Nha, họ sẽ duy trì một lập trườngmơ hồ, cho dù điều đó khiến cho lạm phát và giá bất động sản tăng cao hơn.
Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế chính châu Á của Societe Generale ở Hồng Công,nhận định: "Các ngân hàng trung ương - vốn chưa bắt đầu chu kỳ siết chặt chínhsách tiền tệ - chưa chắc đã khởi động chu kỳ này trong tương lai gần, có lẽ làtrong thời gian còn lại của năm nay. Các ngân hàng trung ương châu Á sẽ tỏ racực kỳ thận trọng trong việc bãi bỏ chính sách khẩn cấp, đã từng được ban hànhtrong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm2008".
Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách của khu vực châu Á quan ngại rằng nhucầu về hàng xuất khẩu của châu Âu có thể bị giảm sút nếu chi tiêu tài chính bịcắt giảm đáng kể, khi chính phủ các nước khu vực đồng euro tìm cách đưa thâm hụtngân sách trở lại giới hạn 3% mà khối này đặt ra.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hy Lạp, Ireland, Italia, Tây Ban Nha vàBồ Đào Nha chỉ chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, nhưng kim ngạchxuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu củaTrung Quốc, 13% của New Zealand và 12% của Nhật Bản và Hàn Quốc.
![]() |
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp khiến châu Á phải siết chặt tiền tệ |
Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế châu Á thuộc tập đoàn Nomura ở Hồng Công,nhận xét: "Đây mới là giai đoạn đầu. Có nguy cơ xảy ra thêm nhiều ảnh hưởng tiêucực, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Âu chậm lại. Chúng ta biết rằngcho dù có nền tảng tốt thì châu Á vẫn có mối liên kết khá chặt chẽ với Mỹ vàchâu Âu".
Một khi hàng loạt chính sách được ban hành trong tuần qua nhằm hỗ trợ châu Âu vàkhu vực đồng euro không có hiệu quả, thì các luồng vốn đầu tư có thể lại được đổmạnh mẽ vào khu vực châu Á, hiện không vay nợ nhiều và có triển vọng tăng trưởnglâu dài sáng lạn. Các ngân hàng thương mại ở châu Âu cũng chưa chắc cắt giảmluồng tín dụng mà họ đổ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nếu cuộc khủng hoảngnợ của Hy Lạp leo thang.
Theo Minh Tâm