Theo các chuyên gia, việc phát triển nhiên liệusinh học (xăng E5) là một hướng đi đúng, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội,bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng. Tuy nhiên, do xăng E5 là một loại nhiênliệu mới, lần đầu được đưa vào sử dụng tại Việt Nam nên trong quá trình pháttriển kinh doanh đã gặp rất nhiều khó khăn.
Khả năng ứng dụng rộng, nhiều tiện ích...
Theo giới thiệu của Vụ khoa học và Công Nghệ, Bộ Công Thương, việc sản xuất vàsử dụng nhiên liệu sinh học đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, thúcđẩy việc tìm kiếm các nguồn nhiêu liệu có khả năng tái tạo. Với mô hình này,nhiều quốc gia đã thu được những thành công rực rỡ như Braxin, Mỹ, Đức, NhậtBản, Trung Quốc, Thái Lan… Vì vậy, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi từ những bàihọc được đúc rút trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, sử dụng của các nước đitrước.
Ông Nguyễn Phú Cường, phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương chobiết, sau thời gian đưa vào sử dụng, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã thu thậpđược các số liệu chứng minh xăng E5 không gây ảnh hưởng tới các đặc tính kỹthuật của động cơ, không đòi hỏi chỉnh sửa động cơ ôtô, xe máy. Nó có khả năngsử dụng rộng rãi trên các phương tiện, giúp giảm tiêu hao nhiêu liệu, giảm thiểuđáng kể lượng khí thải ô nhiễm môi trường.
Cũng theo ông Cường, để có định hướng kế hoạch sản xuất nhiên liệu sinh học ổnđịnh, ngày 5/1/2011, PVN đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chínhphủ về việc sớm ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu xăng sinh học trêntoàn quốc. Cùng với đó là yêu cầu sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp kinhdoanh, phân phối xăng dầu trong nước (đặc biệt là Petrolimex- đơn vị nắm giữ gần60% thị phần kinh doanh của cả nước).
Tuy nhiên, đối với nhóm ngành sản xuất và phân phối diezen sinh học, hiện ViệtNam chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn do việc phát triển vùng nguyênliệu đòi hỏi thời gian cũng như khó khăn trong nghiên cứu lựa chọn công nghệ,thiết bị phù hợp, ông Thành chia sẻ thêm.
Cùng quan điểm, ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Namcho biết, chất lượng xăng E5 luôn được đảm bảo, đến nay PV Oil chưa nhận đượcbất kỳ ý kiến phản hồi này của khách hàng liên quan đến chất lượng của sản phẩnxăng E5 do PV Oil sản xuất và phân phối.
Qua khảo sát sơ bộ, thị trường đã cónhững phản ứng tích cực với nhiêu liệu sạch của PV Oil, các khách hàng phản ánhxăng E5 có tính kích nổ tốt hơn, động cơ chạy êm và bốc hơn xăng thường, giá muarẻ hơn so với xăng A92…
![]() |
(Ảnh minh họa: AFP) |
... nhưng vẫn mờ nhạt trên thị trường
Tuy nhiên theo ông Trình, do xăng E5 là một loại nhiên liệu mới, lầnđầu tiên được đưa vào sử dụng tại Việt Nam nên trong quá trình triển khai kinhdoanh PV Oil đã gặp rất nhiều khó khăn. Người tiêu dùng chưa có nhiều thông tinvề loại nhiên liệu mới này còn phát sinh tâm lý dè dặt, lo lắng khi sử dụng chocác phương tiện của mình.
Theo ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiệnnay giá thành sản xuất nhiên liệu sinh hoặc thường bằng hoặc cao hơn giá xăngthông thường và phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào của nông dân, trong khi đóđể cạnh tranh và khuyến khích người tiêu dùng giá xăng E5 cần phải bằng hoặcthấp hơn giá xăng thông thường. Vì vậy, để giảm giá thành của xăng E5 cần thiếtcó cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể của Chính phủ.
Theo lý giải của ông Khang, do đặc tính kỹ thuật của xăng E5 nên cần đầu tư nângcấp cơ sở hạ tầng cho pha chế, lưu trữ và phân phối. Tính toán chi tiết chothấy, cần đầu tư khoảng 90 triệu đồng/cửa hàng xăng dầu với 3 cột bơm và khoảng3,2 tỷ đồng/hệ thống phối trộn tại Tổng kho. Như vậy, chi phí để cải tạo, nângcấp cơ sở hạ tầng là rất lớn là nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu (Petrolimex, mipeco… ) chưa tham gia phân phối xăng E5.
Ngoài những nguyên nhân trên, theo ông Khang, với thị phần và năng lực hiện tại,các đơn vị của Tập đoàn (PVOil, Petec) nếu đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tối đacũng chỉ có khả năng phân phối được 2,37 triệu m3, chiếm khoảng 50% sản lượngxăng E5 dự kiến sản xuất được, 50% lượng xăng E5 còn lại (khoảng 2,42 triệu m3)phải được phân phối bởi các đơn vị kinh doanh ngoài Tập đoàn hoặc phải xuất khẩunhiên liệu sinh học.
Trong khi đó, ông Lê Xuân Trình cũng cho biết, tình hình kinh doanh xăng dầu nóichung từ tháng 10/2010 đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn do giá dầu thô và cácsản phẩm xăng dầu trên thế giới liên tục biến động tăng. Để bình ổn giá, Chínhphủ đã quy định giá bán lẻ xăng dầu trong nước thấp hơn giá vốn nhập khẩu. Việcđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu sinh học sẽ làm tăng chi phí đáng kể chodoanh nghiệp, dẫn đến kết quả làm kinh doanh bị lỗ.
Với những khó khăn trên, ông Trình đã tiếp tục kiến nghị, Chính phủ cần sớm cónhững chính sách hỗ trợ để nhiên liệu sinh học sớm được đưa vào kinh doanh đạitrà. Theo đó, Chính phủ cần sớm quy định lộ trình sử dụng xăng E5 bắt buộc trongphạm vi toàn quốc. Chậm nhất là đến năm 2013, toàn bộ lượng xăng tiêu thụ tạiViệt Nam phải là xăng E5.
Cùng với đó là ban hành các cơ chế, chính sách cho sản xuất và kinh doanh nhiênliệu sinh học nói chung và xăng sinh học nói riêng trong giai đoạn đầu pháttriển như: giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn phí xăng dầu (hay còn gọi làphí môi trường), đối với xăng E5 áp dụng từ quý 2/2012, ông Trình kiến nghị.
Theo Minh Hường
VnMedia