Ngày xửa ngày xưa, trên Trờicó một người khỏe lạ lùng. Những việc dời núi lấp biển, đội đá bẻ cây ông làmbăng băng không một ai bì kịp. Ông còn có tài thần thông biến hóa vượt xa nhiềuvị thần trên Thiên đình. Đặc biệt ông có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chongchóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ.
Vốn tính nghịch và hung hăng quenthói từ hồi trẻ, Phạm Nhĩ không mấy khi ngồi yên. Ông thường hay gây sự đánhnhau với những kẻ mà ông thù ghét. Nhưng người ta đều tránh né ông, chẳng mấy aidám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng hảo hán không chịu nổi một cú đấm,cái gạt của ông. Thấy mọi người đều thua tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căngtự phụ. Ông cho rằng các vị thần xung quanh Ngọc Hoàng chẳng có tài nghệ và sứckhỏe gì. Ông lấy làm bực mình vì sao bấy lâu danh tiếng mình nổi như cồn mà vẫnkhông được Ngọc Hoàng trao cho một chức vị xứng đáng.
![]() |
Mỗi ngày lòng kiêu căng tựphục của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ đâm khinh nhờn cả NgọcHoàng, tự nghĩ mình nên làm vua nhà Trời mới phải. Thế rồi chẳng bao lâu ôngđã tụ tập xung quanh mình một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơnngười, thành một đội quân bất trị. Đội quân này ngày một đông, đã từng gâynáo loạn ở Thiên đình. Cuối cùng, Phạm Nhĩ cầm đầu đội quân của mình tiếnđến thiên cung đòi hạ bệ Ngọc Hoàng để cho mình trị vì thiên hạ.
Nghe tin chẳng lành, Ngọc Hoàngvội sai các bậc tướng lĩnh đem quân nhà Trời ra ngăn chặn. Có đến mười tám vịtướng, vị nào cũng lục trí thần thông, miệng thét ra lửa, tay bẻ gãy cổ thụ,chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Không đầymười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về. Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầucận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Những cũngchẳng mấy chốc ông đã làm cho bọn này nếm mùi thất bại chua cay.
Quân đội Nhà Trời vốn đông nhưkiến cỏ, nhưng kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy toán loạnnhư ong vỡ tổ. Thừa thắng, Phạm Nhĩ thúc quân, tiến lên vây chặt Thiên cung.Thấy thế Ngọc Hoàng hết sức lo lắng. Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu cầu cứu Đức Phật.Nghe tin báo cấp, Đức Phật sai Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ. Nhưng Đức Phật khôngngờ Chuẩn Đề tài phép cao cường là thế, cũng lại bị ăn đòn nặng nề của Phạm Nhĩđến nỗi lê lết chạy về, xiêm giáp tả tơi. Cuối cùng, Đức Phật đành phải ra tay.
Trong lúc Phạm Nhĩ đương hunghăng múa may, chửi bới Ngọc Hoàng và bọn triều thần bất tài bất lực, thì ĐứcPhật đã xuất hiện. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sangay vào túi thần của Đức Phận, toàn thân co rúm không động chân, động tayđược nữa. Thế là Phạm Nhĩ bị bắt.
Bộ hạ của Phạm Nhĩ như rắn mấtđầu, không ai bảo ai, tẩu tán khắp nơi. Trước khi ra về, Đức Phật giao Phạm Nhĩcho Ngọc Hoàng xử trí. Ngài căn dặn Ngọc Hoàng phải làm cho Phạm Nhĩ hối lỗi chứđừng giết hại. Ngọc Hoàng bèn quyết định đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếpvật. Trước hết để tước bớt sức mạnh của Phạm Nhĩ, Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánhcủa ông ta để ông ta không thể bay về Thiên đình làm loạn. Ngọc Hoàng còn loPhạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện của bốn phươngngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy, để làm giảm bớt trínhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép, bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kínlại, Tuy nhiên, thể theo lời dặn của Đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho PhạmNhĩ làm Chúa tể sơn lâm.
Từ khi xuống trần, tài phép củaPhạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn giữđược một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệuChúa tể sơn lâm mà Ngọc Hoàng phong. Cho đến này, dòng dõi như ông vẫn nối nhaulàm Chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiềng ông, không dám gọi cái tên "Hổ",mà chỉ gọi tránh là "Ông Ba Mươi". Tại sao lại gọi là "Ông Ba Mươi"? Đó là vìkhi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vìđã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phảichịu 30 roi để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa. Người xưacó câu:
"Trời sinh ra hùm có vây,
Hùm mà có cánh, hùm bay lênTrời"
để nhớ cuộc náo động Thiên cungcủa Phạm Nhĩ xưa kia.
Theo Phú Bình