Các ngân hàng (NH) xoay xở mọi cách để đối phó với thông tư 13 khiến mục tiêugiảm lãi suất (LS) huy động và cho vay ngày càng khó khăn hơn. Theo các NH, nếuchỉ trông vào đồng thuận thì mục tiêu giảm LS huy động còn 10%/năm và cho vaycòn 12%/năm khó khả thi.

Thực tế hiện nay người gửi tiền được trả LS cao hơn nhiều so với LS đồng thuậnlà 11,2%/năm. Tổng giám đốc một NH cổ phần tại Q.1, TP.HCM cho biết tỉ lệ chovay trên tổng huy động hiện trên 95%, tính cả tiền gửi không kỳ hạn. Do vậy đểđáp ứng đòi hỏi của thông tư 13 về tỉ lệ cho vay trên tổng huy động tối đa 80%(không tính tiền gửi không kỳ hạn) NH phải chạy đua huy động.

Công khai khuyến mãi

Tuy nhiên cái khó nhất của các NH hiện nay là phải tăng huy động trong điều kiệnkhông được tăng thêm LS. Để có vốn NH phải trả thêm LS cho người gửi tiền bằngnhiều cách đẩy LS huy động thực trả lên 12-13%/năm.

Một tháng trước các hình thức khuyến mãi đều trong vòng bí mật, chỉ có NH vàngười gửi tiền thỏa thuận với nhau nhưng gần đây nhiều NH lớn cũng công khailuôn việc tặng quà, phiếu cào trúng ngay, rút thăm trúng thưởng. Các NH nhỏ còntặng thêm LS bên cạnh tặng tiền, hiện vật dưới hình thức phiếu cào trúng 100%,bốc thăm trúng thưởng...

Các NH cho biết dù khuyến mãi rầm rộ nhưng huy động vốn tăng rất chậm. Có NH chỉkhuyến mãi để khỏi mất khách hàng chứ không hi vọng đẩy nhanh huy động. Cuộccạnh tranh huy động vốn gay gắt đến nỗi NH chấp nhận “tích tiểu thành đại”,không bỏ qua cả món tiền gửi nhỏ nhất.

Một NH cổ phần nhỏ tại Q.1 vừa bỏ ra 7,5tỉ đồng khuyến mãi. Số tiền gửi tối thiểu để tham gia chương trình chỉ từ 5triệu đồng hoặc 300 USD. Trong khi trước đây để tham gia các chương trình ưu đãiNH thường quy định món tiền gửi tối thiểu từ 10 triệu đồng, thậm chí 20 triệuđồng.

Vì sao lãi suất chưa giảm?
Khách hàng tìm hiểu thủ tục vay tại Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (Ảnh: Thanh Đạm)

Đối phó thông tư 13

Từ 1-9, ngân hàng Phương Đông (OCB) còn tăng lãi suất VND không kỳ hạn theochương trình tiết kiệm “đa năng - vạn lợi” lên gần gấp đôi so với mặt bằng chunghiện nay: 5,8%/năm. Theo bà Huỳnh Hoa Mai, trưởng phòng phát triển sản phẩm vàdịch vụ khách hàng ngân hàng OCB, hình thức là tiền gửi không kỳ hạn nhưng ngườigửi tiền được cung cấp một tài khoản dùng chung.

Theo đó nếu số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn vượt 20 triệu đồng, ngânhàng sẽ tự động chuyển phần tiền vượt đó sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.Ngoài ra, tùy theo đăng ký của người gửi tiền, hàng tháng ngân hàng cũng tự độngtrích tiền từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để chuyển sang tài khoản tiền gửicó kỳ hạn. Nhờ đó ngân hàng tăng thêm nguồn tiền gửi có kỳ hạn.

Nhiều NH khác đang lâm vào cảnh nếu loại khoản tiền gửi không kỳ hạn thì cho vayđang vượt huy động và các NH đang phải tìm mọi cách để chuyển vốn không kỳ hạnthành có kỳ hạn. Cách phổ biến nhất là thương thảo với doanh nghiệp để chuyểntiền gửi không kỳ hạn sang kỳ hạn tuần hoặc một tháng nhưng kèm điều kiện chorút bất kỳ lúc nào.

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần lớn cho biết NH còn tăng LS huy động USD, vàngđể tăng vốn huy động có kỳ hạn. Tại một NH cổ phần thậm chí còn lập hẳn một banchuyên trách để lo kéo các chỉ tiêu về đúng theo quy định của thông tư 13, nhưngtheo tổng giám đốc NH này thì càng làm càng rối. “Rốt cuộc NH chỉ loay hoay giữahai mục tiêu làm sao tăng huy động đồng thời giảm dư nợ bằng mọi giá chứ khôngthể giảm LS theo như mong muốn của NH Nhà nước” - ông này nói.

Quá sức doanh nghiệp

Vì sao lãi suất chưa giảm?

Các NH cho biết lộ trình giảm LS đang rất gian nan do hàng loạt quy định củathông tư 13 làm tăng chi phí NH. Hiện nay huy động 100 đồng, trừ đi dự trữ bắtbuộc và dự phòng NH có thể cho vay 90-95 đồng. Tuy nhiên tới đây NH chỉ còn chovay được khoảng 60 đồng, sau khi tính đủ các chi phí hoạt động, trích dự trữ bắtbuộc, dự phòng rủi ro, thuế...

Theo các NH, chi phí NH phải bỏ ra để dự phòng thanh khoản như trên là quá lớn.Nguồn vốn này chỉ “nằm một chỗ”, không có khả năng sinh lời làm tăng chi phí vốn,từ đó tác động trực tiếp đến LS cho vay. Rốt cuộc khó khăn đổ hết lên doanhnghiệp và người vay vì NH phải tăng LS để bù đắp chi phí.

Ông P.M.T., giám đốc một công ty viễn thông tại Bình Thuận, cho biết mới đây ôngđã phải trả nợ trước hạn gần 1 tỉ đồng tại một NH cổ phần lớn để chuyển sang vayvốn tại NH quốc doanh do LS tại NH cổ phần này liên tục tăng. Từ mức 14,7%/nămNH này đã thông báo điều chỉnh LS lên 15,2%/năm, có món vay LS lên đến 17%/năm,theo doanh nghiệp là quá sức chịu đựng.

Co cụm tín dụng

Thực tế đang diễn ra tình trạng NH co cụm tín dụng để đối phó với thông tư 13. Hiện tỉ lệ cho vay trên tổng huy động tại hầu hết NH đang vượt xa mức cho phép của NH Nhà nước. Để kéo tỉ lệ này về đúng mức cho phép NH chỉ còn cách hạn chế cho vay đồng thời đẩy nhanh huy động. Trong điều kiện huy động đang phải “chạy ăn từng bữa” như hiện nay, để đảm bảo mục tiêu các NH phải cắt giảm tín dụng hoặc không phát triển thêm các khoản vay mới. Theo các NH, NH Nhà nước nên lùi thời hạn thực hiện thông tư 13 để các NH có thời gian chuẩn bị.

Theo Ánh Hống
Tuổi trẻ