Ánh mắt thằng Tũn nhìn bốkhông còn thân thiết như xưa. Giờ đây với nó, bố nó chỉ là kẻ đáng khinh bỉ màthôi. Bố nó đã thay đổi lắm rồi.

Không biết bao nhiêu lần Tũn tựnhủ với lòng mình rằng, dù gì đi nữa thì ông ấy vẫn là cha của nó, người cha màtrước đây nó vô cùng kính yêu. Nhưng chỉ được một lúc thôi, ngay khi nhìn thấymặt ông ấy là máu trong người nó lại sôi sùng sục, cảnh tượng hôm đó như diễnlại ngay trước mắt khiến nó không làm sao mà cầm lòng được. Nó ném cái nhìn đầykhinh bỉ về phía ông ấy rồi bỏ đi, hoặc là lên phòng hoặc ra ngoài để đỡ phảinhìn ông ấy thêm một phút giây nào nữa.

Vì tiền, bố chẳng còn yêu con
 

Cách đây 10 năm, nó nhớ,khi đó nó mới chỉ là cậu bé con 5 tuổi, hàng ngày được bố mẹ đưa đếnlớp, chiều đón về. Ngày đó, nhà nó nghèo, bố mẹ đều là công nhân, lạilàm cùng một xí nghiệp nên cả hai cùng đi và cùng về. Mọi việc trong nhàđều được cả bố mẹ và nó cùng tham gia, tiếng cười không bao giờ ngớt. Cólần nó thấy người ta đi ô tô đưa con đi học, nó ngây ngô hỏi bố: “Bố ơi,sao bố không mua ô tô để cả nhà cùng đi, đỡ phải đi xe máy cạch cạchnày?”. Bố nó chỉ cười, còn mẹ nó thì bảo: “Nhà giàu mới đi ô tô con ạ.Nhà mình không giàu nên không có ô tô đi đâu”. Lần đâu tiên nó biết phânbiệt thế nào là giàu là nghèo, sự khác biệt của hai lớp người này trongxã hội.

Nhưng nó chưa biết là người giàu và người nghèo lao động khác nhau nhiềulắm. Nó cầm tay bố lắc lắc: “Bố ơi, hôm nào bố giàu đi để lấy tiền mua ôtô nhé. Con thích xe ô tô như này”. Bố nó cười phá lên: “Giàu nghèokhông quan trọng, hạnh phúc như nhà mình thế này thích hơn con ạ”. Nónhớ mãi câu đó của bố, lấy đó làm định hướng sống: giàu nghèo không quantrọng.

Nhưng bố nó thì đã thay đổi.

Được công ty cử đi học và trở vềvới chức vụ quản lý, gia đình nó cũng thay đổi theo thời gian. Nó không còn đượccả bố cả mẹ đưa đi học nữa, ngày ngày chỉ có hai mẹ con đưa nhau đi, nhưng chiếcxe cà tàng được thay thế bằng chiếc xe tay ga xịn hơn. Tiếng cười cũng thưa hơntrong nhà bởi bố nó thường xuyên vắng nhà và bữa cơm cũng chỉ có hai mẹ con. Nókhông vui, nó thắc mắc và muốn bố về sớm hơn với hai mẹ con. Nhưng bố nó khôngcười với nó nữa mà thay vào đó là những cái quắc mắt và giọng nói trịch thượng:“Bố đi làm kiếm tiền nuôi cả nhà chứ có đi chơi đâu con.

Thời buổi này tưởng kiếm tiền dễlắm à. Mày muốn nhà mình giàu hay nghèo mãi hả con?”. Nó nhắc lại lời của bố nóngày trước: “… nhà mình hạnh phúc thích hơn, giàu nghèo không quan trọng…” thìbố nó cười phá lên như trước kia, nhưng câu tiếp theo như một nhát búa đập vỡtan tành cái lý lẽ sống mà nó vẫn tin tưởng: “Hạnh phúc là gì nếu không có tiềnhả con. Nghèo kiết xác thì chắc vui lắm đấy”. Chẳng nhẽ, với bố nó giờ đây, tiềnbạc là tất cả sao?

Nó biết mẹ nó không vui, nhưng vìcuộc sống, vì mưu sinh mà mẹ nó im lặng, lặng lẽ phục vụ bố nó và chấp nhận cuộcsống buồn tẻ như vậy vô điều kiện. Lẽ ra nó cũng chấp nhận cuộc sống như vậy vàsống lặng lẽ như mẹ nó. Nhưng cho đến một ngày, vô tình trong quán cà phê ấy,nếu không cùng đám bạn đến đó dự sinh nhật của lớp trưởng thì chắc nó không pháthiện một sự thật đau lòng. Bố nó ngồi ở cái bàn khuất trong góc, tay trong tayvới một cô gái trẻ khá là xinh. Hai người ngồi sát nhau với những cử chỉ âu yếmmà một thằng bé 15 tuổi thừa biết rằng chỉ dành cho những đôi tình nhân chứkhông hề có chuyện đối tác làm ăn hay đồng nghiệp nào ở đây.

Nó đã định đứng lên, chạy ra đậpbàn trước mặt bố nó, nhưng rồi nó lại kiềm chế được. Nó không muốn xấu hổ vớibạn bè. Nó giả vờ đi lại phía sau lưng hai người. Tiếng cười nói của bố nó vanglên rất rõ. Vẫn điệu cười ấy nhưng giờ đây nó thấy sao mà xa thẳm và trống rỗngđến vậy. Nó còn nghe rõ bố nó thủ thỉ với cô bồ: “Em yên tâm, chỉ vài tháng nữalà anh li dị được mụ vợ già nua ở nhà. Đã xấu xí hơn chồng lại còn kém cỏi, ngắmchẳng buồn ngắm rồi nói chuyện càng phát chán. Em muốn thằng con anh ở với ai.Nếu em không muốn ở cùng nó thì anh sẽ cho nó ở với mẹ, rồi em sẽ sinh cho emmột đống con, lo gì nhỉ…”.

Tai nó như ù đi, người mà trướcđây vẫn bảo nó rằng “con là cục vàng của bố”, giờ lại chẳng cần nó. Nó thấythương mẹ vô cùng. Thế mà mẹ vẫn bảo nó phải hiểu và thông cảm cho những vất vảcủa bố. Hóa ra, bố nó “vất vả” đến thế này đây. Chưa bao giờ nó cảm thấy cămghét bố như lúc này. Bao nhiêu kí ức ùa về, nó thầm ước, giá như bố nó đừng đihọc, giá như mẹ nó đừng nghe lời bố là ở nhà chăm sóc con, giá như… giá như… vàgiá như nó không phải chứng kiến cảnh này.

Nó từ từ đi lại trước mặt hai người, khẽ cất lời: “Chào bố” và bỏ về trước ánhmắt ngỡ ngàng của bố nó.

Theo aFamily.vn