Theo báo cáo “Hiệntrạng Internet toàn cầu” do Pingdom - hãngchuyên cung cấp dịch vụ giám sát hoạt động củawebsite, máy chủ cho tổ chức, doanh nghiệp - vừacông bố, mặc dù dân số thế giới đã tăng lên hơn6 tỷ người, nhưng số người sử dụng Internet chưađầy 1/3, mới ở mức 1,8 tỷ.

Báo cáo đã đưa radanh sách 20 quốc gia có số người sử dụngInternet nhiều nhất. Châu Á đứng đầu về số quốcgia với 7 nước, trong đó có Việt Nam đứng thứ20. Châu Âu đứng thứ 2 với 5 quốc gia (hoặc 6nếu tính cả Nga). Đáng chú ý, châu Phi cũng có 1đại diện là Nigeria, đứng thứ 10 trong danh sáchnày.

Pingdom cho biết,Top 20 quốc gia có cả thảy 1,47 tỷ người sử dụngInternet, chiếm 82% tổng số cư dân mạng trêntoàn cầu. Ấn Độ tuy đứng thứ 4 về lượng ngườidùng Internet, nhưng tỷ lệ thâm nhập Internetthực tế chỉ là 6,9%. Lý do là nhờ dân số củaquốc gia này đông thứ 2 thế giới.

Việt Nam vào Top 20 nước dùng Internet nhiều nhất

Danh sách 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới

Trong khi đó, TrungQuốc đứng đầu bảng cả về dân số lẫn lượng ngườisử dụng Internet. Lượng cư dân mạng của TrungQuốc gần gấp đôi so với Mỹ. Chỉ tính riêng sốngười dùng Internet ở hai quốc gia này đã bằngmột nửa tổng số người dùng của cả top 15.

Theo danh sách,những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng lànhững nơi có tỷ lệ thâm nhập Internet cao nhấtnhư Anh (82,5%), Hàn Quốc (81,1%), Đức (79,1%),Nhật Bản (78,2%) và Mỹ (76,3%). Tuy nhiên, chỉcó 3/20 quốc gia sử dụng tiếng Anh, hoặc 4 nếutính cả Ấn Độ.

Báo cáo chỉ rarằng, những quốc gia với số người dùng Internetchỉ chiếm một phần nhỏ tổng số dân, có tiềm năngphát triển lớn hơn các quốc gia đông người dùngInternet. Đó sẽ là một sự thay đổi lớn trongtương lai.

Việt Nam vào Top 20 nước dùng Internet nhiều nhất

So sánh số người dùng Internet với dân số ở top 20 quốc gia

Phần nhiều các quốcgia trong khối kinh tế phát triển đã có tỷ lệthâm nhập Internet khá cao, với phần lớn dân sốsử dụng Internet, như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh.

Tuy nhiên, khi tỷlệ thâm nhập Internet ở các quốc gia như Ấn Độ,Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Philippines và Ngatăng lên, cán cân quyền lực trên Internet sẽ bắtđầu chuyển dịch. Trong 5-10 năm tới, trật tự củadanh sách 20 quốc gia hàng đầu sẽ thay đổi vềcăn bản.

Theo Hải Anh
VnEconomy