Đánh dấu việc trở lại vớilàng showbiz Việt qua bộ phim truyền hình 31 tập mang tên “Trở về”, Việt Trinhdung mạo không khác xưa nhiều lắm. Có khác chăng là vai trò thể hiện, cô là đạodiễn dàn dựng bộ phim này.


Đây là bộ phim đầu tiên cô làmđạo diễn, được quay cả ở Việt NamCampuchia. Được biết trước đó, để chuẩn bị cho bộphim, Việt Trinh đã tham gia khóa học đạo diễn tại Singaporevà học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ sách vở, phim ảnh, cũng như những nhà làmphim giàu kinh nghiệm. Sau nhiều lần hụt hẹn vì sự bận rộn công việc cuối năm,sau cùng cô cũng dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện về nghề.

Điểm mạnh và yếu của bạn khi là đạo diễn? Nữ đạo diễn sẽ phải gặp những khókhăn gì khi dàn dựng phim?

Điểm mạnh của tôi là có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Vì vậy khi casting diễnviên, thẩm thấu kịch bản, phân tích tâm lý cho diễn viên – những phần việc quantrọng để góp phần cho sự thành công của phim, tôi không gặp khó khăn gì. Khókhăn lớn nhất trong vai trò đạo diễn của một phụ nữ là phải chấp nhận dầm mưadãi nắng, phơi sương… nhan sắc sẽ xuống cấp một cách nhanh chóng.

Việt Trinh: ‘Tôi phải chăm sóc và cầu cạnh người khác’
Việt Trinh đẹp mặn mà tại buổi ra mắt bộ phim Trở Về mà chị đảm nhận vai trò đạo diễn

Người ta bảo đôi khi sáng tạolà phải chấp nhận thay đổi cá tính. Bạn nghĩ gì về điều này? Liệu bạn có thayđổi hay điều chỉnh gì về cá tính của mình khi dàn dựng phim?

Thật ra thì sáng tạo không đòi hỏi phải thay đổi cá tính, theo tôi, vai tròtrong công việc thay đổi mới cần sự thay đổi cá tính. Tôi làm diễn viên trongsuốt 20 năm, cá tính riêng hình thành khá rõ nét. Vì vậy khi thay đổi vai trò,từ diễn viên chuyển sang làm đạo diễn, tôi buộc phải thay đổi nhiều thói quen.Ví dụ, không còn được người khác chăm sóc, cầu cạnh nữa mà tôi phải chăm sóc vàcầu cạnh người khác. Không được đi muộn, về sớm, mà phải đi sớm về trễ.

Việc nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài có ý nghĩa quan trọng như thế nào đốivới các bạn?

Nếu không nhận được nguồn tài trợ từ bên ngoài, chắc chắn bộ phim của chúng tôikhó mà thành công được như hôm nay.

Mục tiêu của việc làm đạo diễn bộ phim này của bạn là gì? Giải thưởng điệnảnh? Doanh thu? Danh tiếng của nữ đạo diễn?

Mục tiêu làm đạo diễn phim này của tôi nằm ngoài cả 3 mục tiêu mà bạn đưa ra.Mục tiêu của tôi và biên kịch Châu Thổ là làm bộ phim này bằng tâm nguyện chứkhông phải chỉ bằng kiến thức và kinh nghiệm. Với tâm nguyện lớn, cùng kiến thứchiểu biết về đạo và đời của chúng tôi, bộ phim sẽ thành công.

Thành công của bộ phim mang ýnghĩa gì đối với bạn, về đời sống tinh thần và vật chất?

Chị Châu Thổ thường nói với tôi: Mức độ thành công củabộ phim là minh chứng cho độ rộng của tâm nguyện của chúng ta. Vì vậy, sự thànhcông của bộ phim có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân tôi cả về tinh thần lẫn vậtchất. Về vật chất, hiện nay chúng tôi đang bị lỗ (mức thanh toán của đài truyềnhình 130 triệu đồng/tập, trong khi kinh phí cho phim là 170 triệu đồng/tập) vìchúng tôi đầu tư quá lớn cho phần bối cảnh tại Siêm Riệp.

Việt Trinh: ‘Tôi phải chăm sóc và cầu cạnh người khác’
 

Bạn có quen với cáckỹ thuật, các đòi hỏi, mục tiêu và cách quản lý của một đạo diễn?

Nói thật là tôi chưa quen. Vì thời gian học 6 tháng là khoảng thời giankhông nhiều. Hơn nữa lần đầu với vai trò đạo diễn tôi cũng quá lo lắng.Nếu không có sự động viên, trợ giúp của chị Châu Thổ, của các cộng sựtrong đoàn phim, như DOP Phạm Văn Khuê, thư kýBùi Thị Noan… chắc chắn tôi khó có được thànhtựu của ngày hôm nay.

Bạn có dễ mất bình tĩnh? Khi có một nhân viên, diễn viên trong đoànmắc lỗi, bạn xử lý thế nào?

Tôi thuộc diện nóng tính, vì vậy trong những lúc quá căng thẳng, khókhăn, tôi rất dễ mất bình tĩnh, nhưng ngay lập tức sau đó, tôi lấy lạibình tĩnh. Trong vai trò đạo diễn, đòi hỏi sự điềm đạm và bao quát củamột tổng chỉ huy, nếu mất bình tĩnh sẽ dễ mắc sai lầm; và tôi luôn đượcnhắc nhở rằng, một trong những tố chất để làm đạo diễn là khả năng huyđộng được sự hào hứng và nhiệt huyết của toàn bộ ê kíp đoàn phim.

Bạn có hành động đúng theocách mà các nhân viên trong đoàn mong muốn khi đi theo bạn?

Khó! Không riêng tôi. Với các đạo diễn già dặn, đầy kinh nghiệm đòi hỏi điều nàyđã khó, với tôi, lần đầu làm đạo diễn thì càng khó hơn.

Tình huống nguy hiểm nhất mà bạn đã gặp phải khi chỉ đạo diễn xuất?

Tình huống nguy hiểm thì nhiều, nhưng phải nói, tình huống nguy hiểm nhất trongquá trình chỉ đạo là những cảnh quay ở núi Kuleng Campuchia. Nhân vật Hận doĐức Tiến thủ vai, bị lạc đường trong rừng già và vấpté giữa khe núi với những tảng đá lớn. Để quay cảnh này, đoàn phải vác máy quaylên một núi đá. Trên độ cao 600m, cả đoàn đang làm việc bỗng nghe một tiếng rầm.Một người rơi từ trên đỉnh núi xuống. Tim tôi rớt khỏi lồng ngực. Tưởng anh emtrong đoàn phim, hóa ra một khách du lịch. Cũng may, người khách đó tỉnh lạiđược.

Ai là người tạo ra ảnh hưởng nhiều nhất trong khoảng thời gian bạn dàn dựngphim?

Đó chính là biên kịch Châu Thổ. Chị vừa là người chị đầy lòng từ bi, vừa làngười chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình làm việc. Chị chính là người sinh ra đạodiễn Việt Trinh.

Việt Trinh: ‘Tôi phải chăm sóc và cầu cạnh người khác’
 

Bạn đã chọn cách dẫnchuyện, lồng tiếng, chọn nhạc nền cho phim như thế nào?

Chọn cách kể chuyện của thể loại chính kịch với cấu trúc hiện tại cùngnhững phát triển của nghiệp báo, sau đó mới hé mở bằng hồi tưởng chuyệncủa 15 năm trước để khán giả hiểu được nguyên nhân mà nhân vật đã tạonghiệp ra sao. Nhạc của phim là nhạc sâu lắng chúng tôi đặt một nhạc sĩsáng tác riêng cho phim. Tôi và chị Châu Thổ dùng nhạc dân tộc gồm sáovà đàn bầu là chính. Và để cân bằng lại một tuyến nhân vật trẻ, chúngtôi dùng nhạc hip hop, sôi động.

Khoảnh khắc đặc biệt nào hay trường đoạn nào trong kịch bản đã gợicảm hứng cho bạn bắt đầu theo dự án phim này?

Thật ra thì gợi cảm hứng cho tôi và Châu Thổ bắt đầu từ một câu chuyệncó thật ngoài đời trong series Phật Pháp nhiệm màu của chùa Hoằng Pháp.Từ câu chuyện của một giang hồ khét tiếng bị trả nghiệp, ngộ đạo, quaytrở về với cuộc sống lương thiện, tôi và chị Châu Thổ bàn nhau làm mộtdòng phim chuyên về luật nhân quả.

Chủ đề của bộ phim theo bạn, có phải là đặc điểm của chính xã hộiViệt Nam hiện đại không?

Chủ đề chính của phim là thông điệp mà tôi với biên kịch Châu Thổ muốngióng lên thành hồi chuông để nhắc nhở bản thân mình và mọi người hãybiết sợ những gì do mình tạo ra trong cuộc sống hàng ngày. Xã hội hiệnđại, nhiều người đang bị cuốn theo quá nhiều tham vọng, sân si và ngườita không biết sợ nghiệp báo. Hãy sống tỉnh thức và hướng thiện.

Cám ơn Việt Trinh về cuộc tròchuyện, hy vọng “Trở về” sẽ tạo ra được sự chú ý của đông đảo khán giả truyềnhình!


Theo Thời trang trẻ