Trong một buổi giao lưu trực tuyến liên quan đến câu chuyện nghi án tuổi của Công Phượng, nhà báo, BLV nổi tiếng Trương Anh Ngọc nhận định rằng mọi chuyện rồi sẽ hòa cả làng khi mà ở Việt Nam cái tình đôi khi còn được coi trọng hơn cái lý.
Trong một buổi giao lưu trực tuyến liên quan đến câu chuyện nghi án tuổi của Công Phượng,
nhà báo, BLV nổi tiếng Trương Anh Ngọc nhận định rằng mọi chuyện rồi sẽ
hòa cả làng khi mà ở Việt Nam cái tình đôi khi còn được coi trọng hơn
cái lý.
Nhà báo, BLV nổi tiếng Trương Anh Ngọc hiện đang ở Italia
Theo
nhà báo Anh Ngọc, trưởng phân xã Italia của TTXVN, công chúng đã đi quá
xa trong việc phản ứng vụ việc nghi án gian lận tuổi của Công Phượng.
Chúng tôi xin lược ghi lại những ý kiến của nhà báo Trương Anh Ngọc
trước vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận cũng như giới
truyền thông này:
"Tôi
nghĩ công chúng đã đi quá xa trong việc phản ứng. Là một người làm
truyền thông và nghiên cứu truyền thông mạng, tôi nhìn sự kiện này ở một
góc độ khác. Công Phượng
và đội U19 của cậu giống như những người xuất hiện đúng lúc người hâm
mộ đang thiếu thần tượng mới, đang tìm kiếm những gì trong sạch trong
một nền bóng đá không còn làm cho họ yêu thích nữa.
Cậu
được tung hô như một người hùng, được ca ngợi, được ngưỡng mộ sau những
gì cậu và các đồng đội đã làm được trong các trận đấu ở lứa trẻ (chứ
không phải ĐTVN). Thế rồi, khi người ta đang sung sướng với một người
hùng đưa họ đến những giấc mơ vốn trước nay quá ít ỏi, thì họ bỗng nhiên
bị kéo tụt xuống đất bằng một cuộc điều tra vào những nghi vấn liên
quan đến giấy tờ của thần tượng - người cứu rỗi. Người ta hoảng hốt
trước nguy cơ đổ vỡ thần tượng, và họ phản ứng rất bản năng: hãy làm mọi
cách để bảo vệ cậu ấy.
Chĩa
mũi dùi vào cơ quan tung ra bằng chứng là chuyện dễ hiểu, xét về mặt
tình cảm. Nhưng xét về mặt lí trí, tôi tin là họ đã quá đà và những cách
thể hiện sau đây bộc lộ điều quá đà ấy:
1, Phượng là 1 tài năng. Phải bảo vệ cậu ấy bằng mọi giá trước những âm mưu hãm hại cậu, bất chấp cậu có đúng hay sai.
2,
Nếu chuyện sai tuổi là đúng, thì đó là lỗi của người lớn, không phải
lỗi cậu ấy (trong khi trên thực tế, bản thân cầu thủ bị tố gian tuổi
cũng là người được hưởng lợi từ sự gian lận ấy-nếu thực sự có gian lận).
3, 19 hay 21 tuổi không quan trọng, miễn là đem đến niềm vui cho người hâm mộ, miễn là cống hiến cho đất nước.
Điều
duy nhất người ta cần quan tâm, là tại sao các giấy tờ của Phượng có
nhiều chi tiết có vấn đề như thế, tại sao phải như thế và những ai đã
thực hiện những giấy tờ đó, những chi tiết đó, để đạt mục đích gì? Nói
rộng ra hơn nữa, ở đây, cũng nên nhắc lại rằng, chuyện gian lận tuổi
trong bóng đá trẻ Việt Nam là một căn bệnh trầm kha và xảy ra ở rất
nhiều các địa phương trong nước, vì thành tích của địa phương đó. Số
phận của bao con người đá bóng nằm trong những giấy tờ đó. Người ta
không thể dùng sự gian dối để khẳng định là mình đang hướng đến những
mục đích cao đẹp.
Ở
Ý, tôi chưa chứng kiến những chuyện liên quan đến tuổi của một cầu thủ
nào đó. Họ cũng quan liêu giấy tờ lắm, nhưng không có chuyện xảy ra như
với Phượng. Còn chuyện dư luận nổi giận và đứng về phía cầu thủ nào đó,
thì đấy là khi họ gây áp lực để buộc các HLV Zoff và Trapattoni phải đưa
Roberto Baggio vào đội tuyển Ý".
Bài học từ Italia
Nhà
báo Anh Ngọc chia sẻ, các nước tiên tiến không chỉ dựa vào giấy tờ để
chống gian lận tuổi. Họ đo tuổi của xương. Chuyện gian lận tuổi chủ yếu
xảy ra ở nền bóng đá của các nước thứ ba, nhất là ở cấp độ đội trẻ.
Các
ông cò cầu thủ và gia đình hoàn toàn có thể thống nhất chuyện mua chuộc
các nhà chức trách địa phương để làm giả hoặc sửa đổi nhân thân cho
những cầu thủ trẻ, sau đó tìm cách bán họ sang Châu Âu.
Ở
Italia, người ta đã từng điều tra ra cầu thủ Eriberto của đội Chievo
gian lận 4 tuổi (khai sinh năm 1979, trên thực tế, tên thật là Luciano,
sinh năm 1975). Anh này sau đó bị phạt 160 nghìn euro và treo giò 6
tháng. Gian dối thể thao là một lỗi nặng và sẽ bị phạt nặng. Các LĐBĐ
thường kiểm tra rất kĩ hồ sơ của các cầu thủ trước khi cho phép họ được
CLB mua về đăng kí thi đấu.
Sẽ hòa cả làng thôi
Trên báo chí cũng như trên các mạng xã hội, đã hình thành hai chiến tuyến, phe bảo vệ Công Phượng
và phe đưa bằng chứng. Cuộc tranh luận này còn kéo dài đến đâu thì còn
phụ thuộc vào việc người ta có tiếp tục đưa ra những lí lẽ, lập luận, đổ
lỗi, chỉ trích nhau nữa hay không. Nhưng theo nhà báo Anh Ngọc, mọi
chuyện sẽ xoay xung quanh chuyện chứng minh ở mấy tờ giấy chứng minh về
tuổi và sự "sai sót" ở đó có hay không.
Công Phượng cần chứng tỏ bản lĩnh ở thời điểm này
"Trở
lại chuyện tranh luận, tôi tin rằng, ở Việt Nam mình, khi cái tình đôi
khi còn được trọng hơn cái lý, sẽ hòa cả làng thôi. Câu chuyện sẽ chìm
xuống và đi vào quên lãng. Đội tuyển Việt Nam sắp đá AFF Suzuki Cup rồi.
Nếu có chuyện xảy ra với Phượng, người ta sẽ có cớ để mà đổ lỗi.
Nếu
Công Phượng sa sút và thất bại, họ sẽ bảo, đó là lỗi của truyền thông.
Nếu Công Phượng thành công, tên tuổi của cậu sẽ còn được tung hô nữa,
không chỉ vì khía cạnh tài năng bẩm sinh, mà còn trên khía cạnh bản lĩnh
nữa. Tôi không thể trả lời thay cho Công Phượng câu hỏi, rằng dư chấn
của tranh luận sẽ ảnh hưởng ra sao đến tâm lý của cậu.
Dù
cậu 19 hay 21 tuổi, thì cậu cũng là một người đã đủ tuổi công dân. Cậu
không phải một đứa trẻ và chỉ trông cậy vào công chúng để thể hiện tài
năng của mình. Tôi thấy công chúng có vẻ chiều Phượng quá".