Đêm nay trái bóng sẽ lănnhững trận đấu cuối cùng, ngai vàng rồi sẽ có chủ, vương miệng rồi cũng sẽđược trao cho một tân vương xứng đáng nhất. Và dù cái tên Hà Lan, hay TâyBan Nha được gắn thêm dòng chữ “đương kim vô địch” thì hôm nay họ vẫn sẽ đivào lịch sử… Cả TBN đang sôi sục trong khẩu ngữ: “Bóng đá hàn gắn dân tộc”,cả Hà Lan đang rộn ràng sắc cam của chiến thắng…
Những niềm vui không trọn vẹn, những niềm đau bật thành tiếng khóc,những hoài niệm, những ký ức của “ngày xưa ơi”?
![]() |
Các cầu thủ Hà Lan trước "cuộc chiến" quyết định |
Nguời Anh có quyền tiếc nuối, có quyềnngẩn ngơ với những cặp từ “nếu... thì” cho một cuộc lật đổ… , hay đó đơngiản chỉ là “công lý được lấy lại sau 44 năm”, còn Rosetti, trọng tàixuất sắc nhât thế giới năm 2008, người được kỳ vọng sẽ đem cái tênItalia viết lên trong trận chung kết này… lại phải chung số phận với độituyển quốc gia theo một cái cách còn tủi hổ hơn, bị "mời" về nước sớmcho một sai lầm không thể nghiệp dư hơn “là công nhận bàn thắng đã việtvị đến 1m của Tevez”. Bóng đá là vậy, nó không chỉ mang trong mình nétđẹp nghệ sĩ của những đôi chân ma thuật mà còn mang cả những sai lầm rấtcon người rất đời thuờng…
Song có lẽ chỉ có vế thứ hai luôn đúng, còn vế thứ nhất thì không!
Tại sao ư? Vì “đời sẽ đổi khi ta thay đổi mà”
Hãy xem những vũ công Samba làm gì với trái bóng, họ vẫn chơi đùa, vẫnphô điễn kỹ thuật với trái bóng Jabulani nhưng sẽ phải còn rất lâu, rấtlâu nữa Brazil mới tìm lại hình ảnh của chính mình. Nét thực dụng đã hằnlên trong từng suy nghĩ, câu chuyện “kết quả mới là điều cuối cùng” phải bận tâm khiến Brazil không còn là một Brazil đến từ “một hành tinhkhác” sinh ra là để tấn công. "Thiên thần" Kaka với cái gót chân đang bịđau không thể giúp Brazil bay trên đôi cánh đã mệt nhoài.
Những giọt nước mắt của anh sau khi kếtthúc trận đấu với Hà Lan như góp thêm vào đại dương nước mắt của ngườihâm mộ, bởi cái đẹp nửa vời của bóng đá đã mất đi! Tiếp đó, đội bóngchơi “đẹp” nhất ở World Cup này đã bị những "cỗ xe tăng" của những nghệsĩ “rô-bốt’ đá văng về nước theo một kịch bản chỉ đuợc viết ra sau trậntứ kết. "4-0” cho chiến thắng trước ẢArgentina là một tỷ số mà kể cảnhững người giầu trí tưởng tuợng nhất cũng không giám nghĩ tới.
|
Thế nhưng người Đức lại được lập trình đểlàm việc đó một cách hoàn hảo nhất. Họ tấn công không thật hào hoa,nhưng lại sắc lẹm như dao cạo, điều mà một nghệ sĩ thật thụ như Messihôm đó không thể làm nổi… Hôm đó Chúa không phải là người Argentina nhậpvào Manadona như năm nào để tạo nên một siêu phẩm của bóng đá thế giới.
Nhưng dẫu sao trong trái tim vị tha của những người Argentina chân chínhthì những Manadona và Messi vẫn là những thánh nhân bởi đối với họ “hãychiến đấu hết mình vì Tổ quốc, và các anh là những anh hùng”. Cờ hoa vànhững lời ca tụng là tất cả những gì tín đồ của vũ điệu Tango dành tặngcho những “chàng trai thất trận” không hợp thời trở về! Đây mới chính làhình ảnh đẹp nhất, con người nhất, đáng nhớ nhất của kỳ World Cup này.
Argentina muốn chứng minh cho thế giớibiết rằng họ không chỉ biết sinh ra những nghệ sĩ đá bóng “đẹp" mà caohơn họ còn có một tâm hồn “đẹp”, một cách ứng xử rất nhân văn và đángngưỡng mộ... Điều này trái với sự phẫn nộ và căm giận của người Brazildành cho những cầu thủ lúc ra đi được họ tung hô là “thiên thần”, lúctrở về họ bị mắng mỏ là “ác quỷ”, và Melo, tội đồ của bóng đá Brazil,phải trở về trong vòng vây siết chặt của vệ sĩ…
Có lẽ World Cup này thật buồn không phải vì nó không mang cái kết củamột câu truyện cổ tích, khi đội chơi hay hơn không phải là đội chiếnthắng bởi như Robben đã nói trước trận chung kết đêm nay “thắng xấu xícòn hơn thua đẹp” để thấy một thực trạng ở giải đấu này, những giá trịtruyền thống đã dần bị phai nhạt. Hòa chung trong xu thế “hội nhập”, họtự nguyện đánh mất bản sắc của mình để hướng tới những mục tiêu cao cảhơn, "Cơn lốc màu Da Cam" giờ chỉ còn là “cơn gió lạ”, nhưng “cơn giólạ” còn hơn là “quả bom nguyên tử không có chất nổ”, "cơn gió lạ" cònhơn là “học tài thi phận”… bởi họ chợt nhận ra rằng cứ đá bóng vô tư nhưmột đứa trẻ tấn công và tấn công thì kết quả cuối cùng chỉ có thất bại.
Hãy xem những năm qua Hà Lan luôn và luônlà một đội bóng chơi rất hay, nhưng danh hiệu là những thứ họ chưa baogiờ đạt được, và chưa bao giờ được coi trọng thực sự bởi sự “thơ ngây”thường bị bóp chết bởi những “toan tính”. Hà Lan biết vậy, và giờ đây họđã đổi thay. Bóng đá là phải biết tiến biết lùi, lúc tấn công biết tấncông, lúc phòng thủ biết bịt mọi ngả đường đến cầu môn! Người Hà Lan,không muốn đánh mất mình, họ phản đối quyết liệt sự “đổi đời “của HLV,họ không muốn đánh mất truyền thống và hình ảnh tấn công tổng lực tronglòng người hâm mộ… Nhưng họ sẽ chẳng là gì trong ngôi nhà bóng đá nếuhọ không có danh hiệu VĐTG.
Đội Đức cũng tự thay áo mới cho mình theo một phong cách hiện đại hơn.Họ không còn là một "cỗ xe tăng" lầm lì, với tinh thần và trái timthép. ĐT Đức cũng chơi bóng bằng tất cả sự đam mê khoáng đạt của nhữngchú rô-bốt được lập trình cho chiến thắng. Hãy xem cách họ "kết liễu"đội Tuyển Anh như thế nào, chính xác, đầy bản lĩnh và rồi ở trận đấuvới Argentina nữa… Nhưng những chú rô-bốt thì vẫn mãi là rô-bốt, họ đượclập trình để đánh bại những ưu điểm của đối thủ, song họ không ngờ đuợcrằng đối thủ lại lấy chính “sở trường” của họ để diệt họ, Tây Ban Nhatrong trận bán kết là vậy, lối chơi bóng ngắn sở trường của họ đã bị bópghẹt bởi tính kỷ luật của người Đức nhưng rồi họ lại biết dùng đòn tuyệtchiêu “càn khôn đại na di” để chế ngự người Đức với cú đánh đầu hiểm hóccủa đội trưởng Puyol. Người Đức từng có lúc tự hào với lối chơi bóngbổng thì giờ đây họ bị "chết" bởi chính “sở học” của mình.
Tây Ban nha, nói họ chơi hay nhất cũng chẳng phải, nhưng nói họ là mộttrong hai đội mạnh nhất cũng không sai bởi đội tuyển của xứ sở đấu bòtót chính là một trong hai cái tên đuợc chọn để vinh danh trong đêm nay.Họ từng có nghệ danh là “ông vua vòng loại”, nhưng chuyện đó đã xưa rồisau chức vô địch đáng nhớ của Euro 2008. Năm nay những chiến thắngcủa TBN không phủ định có màu sắc của may mắn, nhưng đơn giản đội nàomay mắn hơn là đội chiến thắng… Không ai đi đến vinh quang mà không kèmtheo hai từ này, lối chơi của TBN không mới lạ, không ồn ào, không lặnglẽ, không khô khan, nhưng cũng chẳng giàu cảm xúc….
Hai đội bóng đi đến cuối đường ngày hôm nay trước đây đuợc mọi người nhớđến như là những người bị danh hiệu lãng quên, song sau hôm nay mọichuyện sẽ khác…
Người hâm mộ sẽ nhớ gì về trận chung kết này? Những pha bóng đẹp củanhững “nghệ sĩ” ẩn mình trong vỏ bọc “công nhân”, hay lại là những sailầm rất con người của trọng tài, hoặc có thể lắm chứ là chuyện lùm xùmhậu trường sân cỏ, "thầy bạch tuộc" liệu có phải là món được ưa thíchnhất trong thực đơn của những cổ động viên Hà Lan sau khi trận chungkết kết thúc...?
“Hãy trả lại tên” cho bóng đá, với những nét đẹp khó cưỡng lại của sự mêsay. Hãy làm người ta nhớ mãi đến nó với những phút chói sáng thăng hoacủa những thiên thần. Đừng làm người ta nhớ rồi lại quên ngay như WorldCup 2006, Ngưòi ta vẫn nhớ Italia là đội vô địch, nhưng chính xác chỉ làmột cái tên gắn thêm dòng chữ “đương kim vô địch TG” mà thôi, người tachẳng nhớ gì hơn về Italia cả - về những con người đã vuợt qua scandalđể viết lên những câu truyện thần kỳ, đã có lúc người ta còn nhầm, cònđem vinh dự trao Cup cho một người Pháp!!! Ở WC 2006 người ta nhớ nhiều hơn đến “cú thiết đầu công” của Zizou, nhưng rồi nó cũng nhanhchóng bị lãng quên bởi đó chỉ là "chấm tròn đen" cho những hành động rấtcon người.
World Cup năm nay buồn, nhưng không thiếu những bất ngờ, và sẽ có bấtngờ nào trong trận chung kết này khiến người ta phải nhớ?
Theo Thể thao Văn hoá