11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu

“Nhiều lúc, tôi muốn mua chút cá khô hay miếng thịt ba chỉ cho tụi trẻ cải thiện bữa ăn mà không dám”, bà Sương chia sẻ.

“Nhiều lúc, tôi muốn mua chút cá khô hay miếng thịt ba chỉ cho tụi trẻ cải thiện bữa ăn mà không dám”, bà Sương chia sẻ.

Gần 70 tuổi, vợ chồng bà Thạch Thị Sương và ông Kim Tha (ngụ xã Phong Phú, Cầu Kè, Trà Vinh) chưa một ngày được hưởng an nhàn bởi phải chăm lo cho 11 đứa cháu nội ngoại.

“Ở đây, chẳng có ai vất vả và khổ cực như ông bà ấy. Họ có 4 người con nhưng đều sống ích kỷ, bỏ mặc 6 đứa cháu trai và 5 cháu gái cho bố mẹ nuôi rồi đi tìm hạnh phúc mới. Ngày nào, họ cũng phải rong ruổi khắp làng trên xóm dưới lượm ve chai, kiếm vài chục trang trải cuộc sống”, một người dân nói.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-1

11 đứa trẻ quây quần bên nồi cơm đặc cháy là cháy

Theo lời bà Sương, bà có 4 người con nhưng không nhờ vả được gì. Sau khi lập gia đình riêng và sinh con, các con của bà đều gửi cháu nội ngoại về nhờ chăm sóc rồi đi xa làm ăn.

Tôi có 3 con gái – 1 con trai nhưng tất cả đều đã ly hôn. Vì gia đình tôi nghèo quá nên đứa bị chồng bỏ, thằng thì vợ đề nghị ly dị, còn cái út đi biệt xứ mấy năm nay không về nhà”, bà Sương bật khóc.

Từ lúc các con bỏ đi, vợ chồng bà Sương phải gánh vác mọi thứ trong cuộc sống, từ việc lo cái ăn cho 11 đứa cháu đến tiền học phí, sách vở, quần áo,… đặc biệt là chuyện dạy dỗ chúng thành người.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-2

Sau khi lập gia đình riêng và sinh con, các con của bà Sương đều gửi cháu nội ngoại về nhờ chăm sóc rồi đi xa làm ăn

Do không có đất ruộng canh tác, vợ chồng bà phải đi nhặt ve chai bán lấy tiền mua gạo nấu cơm cho đàn cháu. Bà bảo nhiều lúc hết gạo, 11 đứa cháu lại quây quần bên nồi cháo loãng nấu với muối rồi xì xụp húp ngon lành.

“Mỗi ngày, tụi trẻ ăn hết 6kg gạo tốn chừng 50 nghìn đồng. Tôi đi lượm ve chai chỉ được hai ba chục, còn ông ấy hôm có việc thì làm, thất nghiệp lại ngồi chơi không. Nhiều lúc, tôi muốn mua chút cá khô hay miếng thịt ba chỉ cho tụi trẻ cải thiện bữa ăn mà không dám”, bà Sương chia sẻ.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-3

Mỗi ngày, 11 đứa trẻ ăn hết 6kg gạo tốn chừng 50 nghìn đồng

Bà Sương vừa dứt lời cũng là lúc đàn cháu tranh nhau từng thìa cơm trắng. “Anh cho em ăn với... của em... miếng này là của em...”, cu Hiếu (3 tuổi) vừa nói vừa vội há miệng chờ thằng Tuấn (6 tuổi) đút cho miếng cơm. Sau đó, chúng khoái chí, sung sướng ngồi cười sung sướng vì đã được lót dạ.

Bữa cơm chiều của 11 đứa trẻ chỉ đơn giản là cơm trắng với xì dầu nhưng có lẽ chẳng đứa nào được no bụng. Linh (14 tuổi) - đứa cháu lớn nhất của bà Sương buồn rầu nói: “Chưa bao giờ chúng em được ăn một bữa no nhưng nhà hết gạo rồi”.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-4

Bữa cơm chiều của 11 đứa trẻ chỉ đơn giản là cơm trắng với xì dầu nhưng có lẽ chẳng đứa nào được no bụng

“Chúng nó có cha có mẹ nhưng chẳng khác gì trẻ mồ côi

Dù gia đình bà Sương nghèo đói nhưng 9 trong 11 đứa cháu đều được đến trường học chữ. Bả bảo đời ông bà, cha mẹ lũ trẻ thất học đã sống cuộc đời khổ cực nên chỉ mong tụi nó học hành đàng hoàng, sau này thoát cảnh làm mướn. Do đó, vất vả đến mấy bà cũng không để các cháu nghỉ học.

Thương bà nội cực khổ, hai anh em Linh và Đông (13 tuổi) từng có ý định nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền phụ ông bà nuôi các em nhưng bà Sương không chịu. “Mẹ bỏ tụi em đi với người đàn ông khác. Sau đó, bố sinh chán nản rồi bỏ đi đâu không ai biết. Từ ngày đó, chúng em dọn về sống chung với ông bà nội.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-5

Dù gia đình bà Sương nghèo đói nhưng 9 trong 11 đứa cháu đều được đến trường học chữ

Anh em em xin nội cho nghỉ học đi phụ việc hộ người ta mà không được. Giờ em chỉ muốn gia đình có đủ cơm ăn, mấy đứa nhỏ không phải khóc ngất vì đói nữa”, Đông vừa cầm quyển sách trên tay vừa kể về hoàn cảnh của mình.

Để phụ giúp ông bà, sau khi đi học về, 9 đứa trẻ lại xách bao tải đi lang thang khắp làng trêm xóm dưới lượm ve chai. Thi thoảng, người dân thương lại cho chúng cái bánh ngọt hay lon gạo đem về nấu cơm.

Ngồi túm tụm trước hiên nhà, thằng Kiệt, Tuấn và Thái cười nói rộn rã rồi chạy vào trong khoe với nội “chiến tích” vừa thu gom được. “Bà ơi! Với từng này ve chai chắc hẳn sẽ bán được nhiều tiền đó ạ?”, Kiệt nói.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-6

Để phụ giúp ông bà, sau khi đi học về, 9 đứa trẻ lại xách bao tải đi lang thang khắp làng trêm xóm dưới lượm ve chai

“Con muốn ăn cá. Con thích thịt hơn. Con muốn bánh phồng tôm…”, những đứa trẻ thi nhau dặn dò bà khi thấy thằng Kiệt nhắc tới “nhiều tiền”.

Ôm đàn cháu vào lòng, bà Sương thở dài: “Chúng nó có cha có mẹ nhưng chẳng khác gì trẻ mồ côi. Tôi sợ một ngày nào đó ngã bệnh, không đi làm được thì tụi nhỏ sẽ phải làm sao? Giờ tiến ăn mỗi ngày còn không đủ, huống hồ tiền chữa bệnh cơ chứ”.

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-7

Những đứa trẻ có cha có mẹ cũng như không bởi cả năm chúng cũng không gặp bố mẹ

11 đứa trẻ sống bằng nghề lượm ve chai: Bữa ăn chỉ có cơm trắng với xì dầu-8

Bà Huỳnh Thị Định – Phó Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết gia đình bà Sương thuộc hộ nghèo nhất xã, lại đông con cháu và không có nghề nghiệp ổn định. “Chính quyền đã tích cực giúp đỡ gia đình vợ chồng bà Sương nhưng vẫn không thể thoát nghèo. Hiện chúng tôi mong muốn cộng đồng chung tay ủng hộ gia đình để 11 đứa cháu được ăn học đến nơi đến chốn”, bà Định nói.

Mọi giúp đỡ cho gia đình bà Thạch Thị Sương xin vui lòng liên hệ SĐT: 0399882422 (bà Sương).

Hoặc thông qua số tài khoản ngân hàng Sacombank: 070095075159. Chủ tài khoản: Thạch Thị Sương, chi nhánh ngân hàng tỉnh Trà Vinh.

Xin chân thành cảm ơn!

 

Theo Khám phá

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.