- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
30 năm ngủ cùng người chết, sởn da gà mại dâm, hút chích nơi nghĩa địa
Chỉ cần nghe nhắc tên, năm sinh của người đã khuất, 10 phút sau bà Non dẫn con cháu họ đến phần mộ của người thân mình.
Chỉ cần nghe nhắc tên, năm sinh của người đã khuất, 10 phút sau bà Non dẫn con cháu họ đến phần mộ của người thân mình.
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM) được thành lập cách đây hơn 40 năm. Đây là nơi chôn cất hơn 69.200 ngôi mộ.
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân đang tiếp tục giải tỏa mặt bằng giai đoạn hai. Một phần các ngôi mộ đã được di dời đến nơi khác.
Tuy vậy, chạy dài trên con đường Tân Kỳ Tân Quý và Bình Long vẫn còn bạt ngàn những ngôi mộ nằm chen chúc nhau.
Hiện nay, mặc dù đã thực hiện di dời và giải tòa, nghĩa trang Bình Hưng Hòa vẫn còn nhiều ngôi mộ nằm chen chúc. Ảnh: NLĐ
Căn nhà cấp bốn của bà Trương Thị Non (57 tuổi) nằm lọt thỏm giữa nghĩa trang. Trước đây, bà làm việc ở Ủy ban phường. Năm 1990, được nhiều người tìm đến nhờ trông coi mộ giúp người thân, bà quyết định chuyển sang làm nghề trông coi mộ.
Sau 30 năm làm nghề, đến nay, bà đang quản lý hơn 800 ngôi mộ do đã “ký hợp đồng” với thân nhân của người đã khuất từ lâu.
Hằng ngày, công việc chính của bà là lau chùi, dọn cỏ, cạo vôi, quét sơn, hương khói và bảo vệ các phần mộ mình quản lý để không bị mất cắp các tài sản nằm trên mộ, canh trâu bò vào dẫm đạp hay những người hút chích vào quậy phá.
Những ngày lễ Tết, công việc nhiều hơn vì phải lo hương khói, dẫn người nhà của người đã khuất đi tìm mộ nên bà Non phải thuê người làm phụ.
“Tôi là ‘thổ địa’ ở đây nên chỉ cần nghe tên, năm sinh hay năm mất là tôi biết ngôi mộ đó nằm ở đâu”, người phụ nữ nói.
Bà cho biết, công việc trông coi mộ này không quy định giá cả mà tùy vào lòng thành tâm của người thuê, mức độ công việc phải làm.
Mỗi năm, bà sẽ được người thuê trả tiền công một lần hoặc một nửa tiền công tùy theo thỏa thuận công việc mà hai bên ký kết. Để thuận lợi cho công việc, bà Non và khách hàng trao đổi số điện thoại với nhau.
Những dịp lễ Tết, ngày mất của người thân, khách hàng muốn làm gì, hương khói, mua gì cúng thì gọi cho bà làm giúp. Các chi phí, bà ghi lại rồi tính với họ. Hay khi có sự cố xảy ra: bia bị mất cắp, trâu bò giẫm lên mộ hay mộ bị sập…, bà sẽ gọi báo cho khách hàng để tìm hướng giải quyết.
Cũng có những ngôi mộ không được thân nhân thăm non, thấy xập xệ, cỏ mọc um tùm, không ai hương khói, bà âm thầm chăm sóc.
Bà Trương Thị Non gắn bó với công việc chăm sóc mộ gần 30 năm nay.
Bà Non cho biết, nghĩa trang Bình Hưng Hoà là nơi có rất nhiều tệ nạn xảy ra như người nghiện vào nghĩa trang hút chích, gái mại dâm vào hành nghề... “Có những ngôi mộ vừa gắn bia, làm rào chắn xong họ vào gỡ mang đi bán, tôi vừa quay đi một lúc là họ đến. Lúc đó, tôi phải gọi báo cho chủ, giải thích cho họ hiểu", bà Non kể.
Bà tâm sự: "Làm công việc này không chỉ có sự gan lỳ mà còn phải có tâm. Nhiều người đến thăm, thấy tôi làm tốt, họ sẽ thưởng tiền. Có người lại xem tôi như người làm công nên bắt bẻ, chê chỗ này làm không được, chỗ kia xấu nên tự ý trừ tiền công. Tôi cũng đành cho qua".
Gần đó, vợ chồng chị Yến cũng đang quản lý hơn 400 ngôi mộ ở nghĩa trang.
Để thuận lợi cho công việc, vợ chồng chị đưa các con vào nghĩa trang, căng bạt trên các phần mộ làm nhà ở.
“Tôi làm nghề này khi mới mang thai con gái đầu. Lúc đó, công việc không có, nhà phải đi thuê, thấy nhiều người làm nghề này, vợ chồng tôi xin làm. Đến nay, con gái tôi 20 tuổi cũng là từng ấy năm tôi làm nghề”, người phụ nữ 42 tuổi nói.
Chị Yến cho biết, dù cuộc sống ở nghĩa trang thiếu điện, nước, điều kiện sinh hoạt eo hẹp, các nguy hiểm luôn rình rập, nhưng do chưa có nơi nào để đi và chưa tìm được công việc phù hợp nên tạm thời cả gia đình vẫn sống ở đây.
“Tới đây, nghĩa trang sẽ giải tỏa, những ngôi mộ này cũng sẽ dời đi, vợ chồng tôi đang tìm công việc khác để chuyển. Hiện tôi đang đi làm giúp việc còn anh xã sẽ đi chạy ôm kiếm thêm thu nhập”, chị Yến nói.
Căn nhà của vợ chồng chị Yến được dựng tạm ngay cạnh những ngôi mộ ở góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Về phần bà Non, dù nhà bà nằm sát nghĩa trang nhưng không trong diện giải tòa. Đến nay, số phần mộ bà quản lý cũng đang dần ít đi nhưng bà không lo thất nghiệp.
“Hai đứa con tôi đã có công việc ổn định, đứa có gia đình riêng. Tôi có mấy căn phòng trọ cho thuê nên có thu nhập. Khi những ngôi mộ dời đi, tôi chỉ buồn vì không còn được bận rộn nữa”, bà Non lạc quan cho hay.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, nghề chăm sóc, trông coi mộ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa như bà Non đã có từ lâu. Những người làm nghề này chủ yếu có nhà gần nghĩa trang. Các thân nhân của người đã khuất do không thể thường xuyên đến để hương khói, dọn dẹp mộ cho người thân của mình nên thuê họ trông coi giúp.
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa có quyết định giải tỏa của UBND TP.HCM vào năm 2008. Theo quy hoạch, trong tổng số 44 ha đất giải tỏa, có 24 ha được làm công viên cây xanh, 12 ha dùng làm trung tâm thương mại, 8 ha còn lại làm khu phức hợp từ sau năm 2020.
Ông Nghĩa cũng thông tin thêm, đến nay, việc giải tỏa, di dời các ngôi mộ đang tiến hành trong giai đoạn 2. Nắm được tình hình này, những người làm nghề trông coi mộ như chị Yến, bà Non đã bắt đầu chuyển sang làm nghề khác: có người đi giúp việc nhà, người chạy xe ôm, người nấu bắp, nấu khoai bán kiếm lời…
Theo VietNamNet
-
Pháp luật1 phút trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội15 phút trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội2 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội2 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội3 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội3 giờ trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.
-
Thời sự11 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật12 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật12 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật13 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo
-
Thời sự13 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự13 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Pháp luật13 giờ trướcCông an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.
-
Xã hội14 giờ trướcHọc sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường cho biết do phụ huynh làm việc khuya, ngủ dậy trễ, đi công tác… nên không có người chở đi học.