- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp bàn, cho ý kiến vào 3 nội dung quan trọng
Sáng 2/11, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị lần thứ 9 để để họp bàn, cho ý kiến vào 3 nội dung quan trọng của Thành phố.
Các đại biểu biểu quyết thông qua nội dung, chương trình hội nghị
Các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị.
Theo kế hoạch, trong 1 ngày làm việc, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố sẽ họp bàn và cho ý kiến vào: Báo cáo về tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Báo cáo về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội; Dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng tính chủ động trong giải quyết các “điểm nghẽn”
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã gợi mở một số nội dung để các đại biểu nghiên cứu, thảo luận, xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng được trình tại hội nghị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo đó, đối với Báo cáo về tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 07 (diễn ra vào ngày 23,24/02/2022), Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã cho ý kiến đối với Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và Báo cáo tổng hợp đề xuất chính sách xây dựng, sửa đổi Luật Thủ đô. Trên cơ sở Kết luận của hội nghị, thống nhất với Bộ Tư pháp và tiến hành khảo sát tại một số địa phương, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã rà soát, tổng hợp, hoàn thiện và kết cấu lại thành 9 nhóm chính sách lớn trong hồ sơ Đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu với kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý của mình, đưa ra những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết và góp ý trực tiếp vào các chính sách nhằm hoàn thiện cơ bản Luật Thủ đô sửa đổi; tạo thể chế đặc thù, vượt trội, thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn 10 năm tới và những năm tiếp theo.
Trong đó, cần bàn kỹ, bàn sâu các nhóm chính sách liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền Thủ đô, đảm bảo hệ thống chính trị của Thành phố phải thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; những cơ chế, chính sách, việc phân cấp, phân quyền để tăng tính chủ động, tính tự chủ cho Thành phố trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các tồn tại, hạn chế trong phát triển Thủ đô trong thời gian qua; nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai, đầu tư, cơ chế xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô...
Bí thư Thành ủy cũng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị thể hiện rõ quan điểm đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau mà Ban cán sự đảng UBND Thành phố xin ý kiến, như: Việc thành lập công ty đầu tư tài chính và kinh doanh vốn Nhà nước thuộc Thành phố; Việc Thành phố được quy định tăng thuế và ban hành mới một số loại phí để điều tiết tiêu dùng; Việc thành lập các quỹ tài chính Nhà nước ngoài NSNN thuộc Thành phố; Vấn đề nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Hà Nội…
Chỉ rõ nguyên nhân để xảy ra úng ngập
Về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy cho rằng, tình trạng úng ngập cục bộ ở Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây luôn trở thành vấn đề "nóng" mỗi khi có mưa lớn, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại vật chất nhất định và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Quang cảnh Hội nghị
Đáng chú ý, không chỉ khu vực chưa được đầu tư hệ thống thoát nước bị ngập, mà cả khu vực đô thị cũ - nơi đã được đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước hay các khu đô thị mới được đầu tư hiện đại cũng bị ngập... Các giải pháp, biện pháp mà các đơn vị trên địa bàn Thành phố đang thực hiện mỗi khi xảy ra úng ngập chỉ là biện pháp tạm thời nhằm giải quyết tình huống, chưa phải các biện pháp căn cơ, có tính bền vững, lâu dài.
Trước thực trạng đó, Thường trực Thành ủy đã đi kiểm tra, khảo sát một số dự án Cải tạo hệ thống tiêu thoát nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội: Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố tại khu vực từ cầu Am đến cầu La Khê, quận Hà Đông; Dự án Xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Qua kiểm tra cho thấy, các dự án phục vụ tiêu thoát nước trên địa bàn Thành phố đều triển khai chậm tiến độ đề ra, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng úng ngập trên địa bàn Thành phố.
“Đây là vấn đề rất hệ trọng và bức thiết đối với Thành phố. Vì vậy, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND Thành phố hoàn thiện Báo cáo về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập, trình xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố trước khi trình HĐND Thành phố xem xét”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá kỹ thực trạng đầu tư hệ thống thoát nước đô thị, nông thôn cũng như hệ thống xử lý nước thải của từng quận, huyện nói riêng và của Thành phố nói chung; đánh giá thực trạng các điểm thường xuyên xảy ra úng ngập trên địa bàn; sự phù hợp của quy hoạch hệ thống thủy lợi và quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt… Đồng thời, làm rõ những nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan để xảy ra tình trạng úng ngập như hiện nay; nhất là nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của người đứng đầu, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm triển khai các dự án phục vụ tiêu thoát nước trên địa bàn Thành phố.
Thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số
Về dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bí thư Thành ủy khẳng định: Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với Thủ đô Hà Nội, tại Nghị quyết 15-NQ/TW, ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định “thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế gắn với dịch chuyển cơ cấu lao động” là một trong những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII xác định “đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy đã giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố nghiên cứu, tham mưu, xây dựng Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nhần mạnh những nội dung trình Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố lần này là những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng để hoàn thiện các Báo cáo, Dự thảo Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành và xem xét, quyết định.
Ngay sau phát biểu khai mạc hội nghị của Bí thư Thành ủy, đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố đã trình bày Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về Báo cáo về tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình về Báo cáo về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng trình bày Tờ trình về Dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tiếp đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã chia thành 4 tổ thảo luận về 3 nội dung quan trọng trên.
Theo Hanoi.gov.vn
-
Xã hội2 phút trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.
-
Xã hội8 phút trướcTải ứng dụng VssID, gia đình bỗng phát hiện hồ sơ cho thấy con trai mới 4 tuổi, bị bệnh tự kỷ, nhiều lần nhập viện điều trị mà không hay biết
-
Pháp luật25 phút trướcBị cáo Trương Mỹ Lan cho biết ngân hàng SCB muốn nói khoản tiền nào là của mình thì phải có chứng cứ chứng minh.
-
Pháp luật3 giờ trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật4 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội4 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội5 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội7 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội8 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội8 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội9 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội9 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật9 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội9 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.