- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chị em U60 sống biệt lập, tự cung tự cấp trên 'ốc đảo' suốt 15 năm không cần đến tiền
Sau khi nghỉ hưu, bà Ngọc (69 tuổi) đến ở với người em gái tên là Môn 67 tuổi) trên một “ốc đảo” tách biệt, sống cuộc sống tự cung, tự cấp, không cần đến tiền
Sau khi nghỉ hưu, bà Ngọc (69 tuổi) đến ở với người em gái tên là Môn 67 tuổi) trên một “ốc đảo” tách biệt, sống cuộc sống tự cung, tự cấp, không cần đến tiền đã 15 năm qua.
Từ gạo… đến thịt cá đều tự nuôi, trồng
“Ốc đảo” nơi hai chị em bà Nguyễn Minh Ngọc (69 tuổi) và Nguyễn Thị Môn (67 tuổi) sinh sống là một gò đất rộng chừng 2ha nổi lên giữa vùng đồng ruộng sình lầy của xã Liên Hòa (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Mùa nắng, từ đảo có một đường nhỏ để đi vào làng đến mùa mưa thì con đường này biến mất, trở thành nơi biệt lập, chỉ còn cách đi thuyền.
"Ốc đảo" um tùm cây cối, nơi chị em bà Ngọc sinh sống.
Căn nhà nhỏ nơi 2 chị em bà Ngọc sinh sống nằm giữa ốc đảo hoang sơ, cây cối um tùm. Suốt 15 năm qua, ngoại trừ muối, hai bà không cần đi chợ, thức ăn đều là những thực phẩm tự sản xuất trên ốc đảo.
Hai bà đào ao nuôi cá, chăn nuôi lợn, gà, trồng rau và cấy 3 sào lúa để lấy gạo ăn quanh năm. Trên đảo còn được trồng nhiều cây ăn quả, cây thuốc nam khác nhau để chữa các bệnh cảm thông thường. Ngoài ra, hai bà còn nuôi một đàn chó, một đàn chim bồ câu để vui cửa vui nhà, báo động những khi có khách lạ đến.
Bà Ngọc (trái) - bà Môn (phải) vui vẻ nói về cuộc sống thường nhật
Thực phẩm không ăn hết, hai bà muối thành mắm tôm, mắm tép, tương cà... hoặc phơi khô dùng dần trong những ngày mưa bão. Nhiều quá thì các bà mang đi bán, mang đi cho. Trên đảo cũng có một giếng khơi, nước sạch quanh năm nên hai bà không phải lo lắng vì không có nước sạch sử dụng.
“Cây cối mọc đâu thì chúng tôi để đó, những cây thuốc từ thời bố tôi trồng nay vẫn còn. Mỗi khi đi đâu thấy cây thuốc hay chúng tôi lại mang về nên đảo cũng như một vườn thuốc. Trên đảo giờ vẫn còn nhiều động vật hoang dã như cáo, cầy, chim muông”, bà Ngọc nói.
Các loại mắm tôm, tép, tương cà do bà Ngọc chế biến.
15 năm không biết đến bệnh tật
Bà Ngọc cho biết, gia đình bà quê gốc ở Thanh Hóa. Cha bà là thầy thuốc Đông Y, thời kỳ cách mạng ông đi khắp nơi chữa bệnh. Năm 1948, cả gia đình cùng di cư đến đây. Thấy nơi này có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ông đã chọn làm nơi lập nghiệp. Cha mẹ bà Ngọc sinh được 7 người con, 2 anh trai đã hy sinh trong chiến tranh, 3 người còn lại đã lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Bà Ngọc và bà Môn thì không lập gia đình.
Trên đảo có nhiều cây thuốc Nam
Bà Môn từ bé đến lớn đều sống tại đây, chỉ khi nào bà đi du lịch hoặc thăm thú họ hàng thì bà mới rời khỏi ốc đảo vài ngày. Còn bà Ngọc là giáo viên dạy cấp 2 ở Phú Thọ, sau khi về hưu thì trở về sinh sống cùng em gái.
“Nhiều người gọi chúng tôi là kỳ dị, là người rừng nhưng chúng tôi không để tâm, ai nói gì mặc họ. Hàng ngày, chúng tôi không cần đi chợ, không có nhu cầu tiêu đến tiền”, bà Ngọc chia sẻ.
Đàn bồ câu hai bà nuôi trên ốc đảo.
Hai bà không dùng điện thoại, cơm nấu bằng bếp củi, không tủ lạnh, không quạt gió, lí do là vì ở “ốc đảo” rất mát mẻ, thoáng đãng nên không cần những thứ ấy. Gần 10 năm nay, bà Ngọc còn có thói quen đi chân đất. Theo bà, đây là cách rèn luyện sức khỏe để thích ứng với môi trường. Thời gian đầu chân bị rộp, đau rát chảy máu nhưng dần dần có thể đi trên đất, đá mà không có cảm giác gì.
Mỗi ngày, 4 giờ sáng hai bà lại dậy để tập thể dục, rồi bắt tay vào công việc đồng áng, trồng trọt hoặc xem tivi, đọc báo để cập nhật tin tức, các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi tháng, hai chị em bà dành một buổi để đi chợ mua muối, cây giống, con giống, ngoài ra không mua thêm gì khác.
Đến mùa mưa, cuộc sống của 2 bà hoàn toàn biệt lập.
Với hai bà, cuộc sống vô lo, vô nghĩ như hiện tại là hạnh phúc, tiền đối với 2 bà cũng không có
nghĩa lý gì.
Bà Ngọc cũng cho biết: “15 năm qua chúng tôi không bị bệnh tật gì. Có lẽ do chế độ sống lành mạnh, thực phẩm sạch và tập thể dục thường xuyên nên mới được như vậy. Khoản lương hưu của tôi với thu nhập từ cây trồng vật nuôi trên đảo cũng không để làm gì nên chúng tôi dùng đi du lịch khám phá vẻ đẹp của đất nước. Những điểm du lịch gần thì năm nào cũng đi. Có vài lần đi xuyên Việt, ngày đi đêm nghỉ, đến giờ đã đi được rất nhiều nơi rồi".
Theo Khám phá
-
Mạng xã hội2 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội2 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội3 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội3 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội3 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật3 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội4 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội6 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội6 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội6 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội7 giờ trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.
-
Thời sự15 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật15 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật16 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.