- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện đặc biệt của những quản giáo trông coi tử tù 'cứng đầu'
Bằng sự kiên trì và nhẫn nại, cán bộ trông coi tử tù này đã cảm hóa được những “ông trùm” khét tiếng trước khi họ phải chấp nhận bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Bằng sự kiên trì và nhẫn nại, cán bộ trông coi tử tù này đã cảm hóa được những “ông trùm” khét tiếng trước khi họ phải chấp nhận bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Với những đối tượng bị tuyên án tử hình, khi vào trại giam, tâm lý đều biến đổi, một là chống đối quyết liệt, hai là tìm cách tự sát hoặc trốn trại. Để quản lý, giáo dục tử tù là quá trình gian khó gấp nhiều lần của người quản giáo.
Nhưng, bằng tình người, bằng sự nhân văn, bằng sự kiên trì và nhẫn nại, những cán bộ trông coi tử tù ở trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh đã cảm hóa được những “ông trùm” khét tiếng, những tên tội phạm giết người trước khi họ phải chấp nhận bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Cán bộ quản giáo điểm danh, kiểm diện phạm nhân |
Khi tử tù “cứng đầu” rơi nước mắt
Nguyễn Văn Hải, tức Hải "Cẩu" là tử tù “nổi tiếng” đối với các quản giáo ở trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Hải sinh năm 1958, quê ở Thái Nguyên, cầm đầu một vụ “Mua bán trái phép chất ma túy” lớn, với gần 20 đối tượng. Hải bị TAND tỉnh Quảng Ninh xử và tuyên án tử hình.
Không phải tự dưng mà tập hồ sơ của Hải dày đến vậy, bởi nó lưu trong đó tất cả những trang đời bất hảo của một “ông trùm” khét tiếng với 4 tiền án. Trước lúc vào đây, Hải vừa chấp hành xong bản án 18 năm tù giam tại trại giam Tân Lập.
Kể về tử tù này, Đại úy Nguyễn Văn Huy, quản giáo trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh - người được phân công trông coi Hải cho biết, những ngày đầu vào trại, Hải rất lì lợm, bất cần. Đại úy Huy vẫn nhớ mãi, câu đầu tiên anh hỏi tử tù này: “Anh đã được học xong nội quy trại chưa?”.
Hải ghếch mặt sang chỗ khác, mắt không nhìn tôi, trả lời “ăn cơm tù từ năm 18 tuổi, chả học cũng thuộc rồi”. Đại úy Huy nghiêm mặt nói: “Nếu đã được học nội quy trại, anh phải thực hiện cho nghiêm túc. Đề nghị anh có thái độ đúng mực khi giao tiếp cùng cán bộ".
Hải lặng thinh, đưa mấy ngón tay cáu bẩn rờ rẫm vào vài vết sẹo chằng chịt ở cánh tay. Khi khai họ tên, Hải trả lời cộc lốc, thái độ ngông nghênh, chống đối. Đại úy Huy đã nghiêm khắc phê bình, yêu cầu phạm nhân thực hiện đúng nội quy của trại. Sau một hồi đối đáp với cán bộ, tử tù tỏ thái độ “hôm nay tôi mệt, cho tôi về buồng đã”...”.
Sau đó là một chuỗi ngày dài Hải gây ồn ào trong khu giam. Giờ ăn thì Hải đi ngủ, giờ mọi người đi ngủ thì Hải tập thể dục, chạy nhảy huỳnh huỵch, rung cùm, hô hét ồn ào. Hải thường xuyên xúi giục, kích động các phạm nhân cùng khu giam đòi hỏi yêu sách, viết đơn kiến nghị sai sự thật; hát hò tập thể, nói chuyện lớn tiếng từ buồng giam nọ sang buồng giam kia gây mất trật tự trong khu giam... Những răn đe, giáo dục của cán bộ, Hải bỏ ngoài tai.
Cho đến một chiều cuối năm, hôm đó là 29 tết, có một bà cụ khoảng 80 tuổi, chân đi đôi dép nhựa đã mòn, nước mưa ướt sũng đôi tất... đến cổng trại xin vào gặp con trai. Bà không biết ngày đó trại không tổ chức cho gia đình đến gặp phạm nhân nữa. Hỏi ra mới biết đó là mẹ của tử tù Nguyễn Văn Hải. Sau một hồi được cán bộ trực giải thích, bà cụ rụt rè xin được gặp Ban giám thị.
Hôm đó là ca trực lãnh đạo của Thượng tá Vũ Việt Hùng - Phó Giám thị trại, sau khi nghe cán bộ trực ban báo cáo, Thượng tá Hùng vội vã đến phòng trực ban gặp bà cụ. Sau khi lắng nghe cụ trình bày nguyện vọng và hoàn cảnh, người ta nhìn thấy cái nắm tay ân cần của Thượng tá Hùng đối với bà, rồi một cuộc điện thoại rất nhanh xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Quyết định thăm gặp được ký duyệt. Tổ trực hồ sơ nhanh chóng nhập máy, tổ trực tiếp dân quay lại mở cửa nhà thăm gặp, nối máy điện thoại 2 đầu. Đại úy Huy đã hết giờ làm, không phải ca trực cũng đã được gọi quay trở lại trại để mở cửa buồng giam, cùng tổ dẫn giải thực hiện đúng quy trình cho người bị kết án tử hình thăm gặp thân nhân.
Sau buổi gặp, quản giáo Huy dẫn Hải về buồng giam, nói: "Anh yên tâm, trại đã cử cán bộ đưa mẹ anh ra bến xe, kịp bắt chuyến xe cuối cùng về quê rồi. Bà có gửi anh 200 ngàn mua quà tết. Nhưng giờ này căng tin trại đã đóng cửa, tôi vừa chạy ra ngoài kịp mua hộp bánh, gói kẹo hộ bà. Quà của anh đây!".
Run run nhận gói quà từ tay người quản giáo, thấy vai áo cán bộ ngày mùa đông ướt sũng vì mưa, Hải bỗng ôm mặt khóc như một đứa trẻ. Lần đầu tiên người ta thấy Hải "Cẩu” khóc...
Sau ngày đó, không ai trong khu giam tử tù ấy còn nghe thấy những tiếng ồn ào từ buồng giam của Hải nữa, tuyệt nhiên trật tự và nội quy thì luôn được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.
Đại úy Huy chia sẻ, nếu như quá trình "giáo dục đi" có những gian nan, vất vả riêng của nghề sư phạm thì quá trình "giáo dục lại" của người cán bộ quản giáo còn gian khó gấp nhiều lần. Bởi vẽ lên tờ giấy đã loang lổ những mảng màu sẽ khó hơn nhiều so với việc vẽ lên tờ giấy trắng.
Các quản giáo làm việc trong môi trường đặc biệt |
Những nỗ lực không biết mỏi
Nhắc đến đối tượng Doãn Trung Dũng, người dân khu Hợp Thành, phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa quên vụ án giết người gây rúng động dư luận cả nước vào tháng 9-2016, gây nên cái chết thương tâm của 4 bà cháu. Với mục đích cướp tài sản để có tiền dùng ma túy đá, Dũng đã xuống tay tàn độc với 3 đứa trẻ và một bà già vô tội.
Quản lý giam giữ Dũng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi sự phối hợp, tập trung cao độ cũng như bản lĩnh, kinh nghiệm của tập thể cán bộ chiến sĩ Đội Quản giáo trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Xác định mức độ nghiêm trọng của vụ án cũng như tư tưởng bất thường, khó nắm bắt của Dũng, Trung úy Ngô Đình Linh - người được phân công quản lý trực tiếp đối tượng này thường xuyên gọi hỏi, giáo dục, nắm bắt diễn biến tư tưởng đối tượng.
Tuy nhiên, với một kẻ từng có 2 tiền án như Doãn Trung Dũng thì các thủ đoạn để che mắt cán bộ nhằm ngấm ngầm thực hiện các hành vi chống đối, trốn trại là cực kì tinh vi và có tính toán kĩ càng.
Do ảnh hưởng của ma túy đá, đôi khi Dũng vẫn bị ảo giác, không kiểm soát được hành vi. Có lần Dũng như con thú hoang lao vào tấn công cán bộ quản giáo khi vừa được mở cửa nhưng do tinh thần cảnh giác cao độ và chủ động đề phòng với các đối tượng tiền sử dùng ma túy đá nên Trung úy Ngô Đình Linh đã né được và rất nhanh chóng, sử dụng các động tác võ thuật quật ngã, khống chế đối tượng. Không ít lần, Dũng quát nạt, chửi bới, hắt nước, hắt thức ăn, thậm chí cả bô nước tiểu vào phạm nhân khác, gây mất trật tự trong khu giam.
Nhưng có lúc Dũng lại hoàn toàn trở thành một con người khác, khi được cán bộ gọi giáo dục, Dũng ngoan ngoãn chấp hành, có khi ôm mặt khóc ngon lành, ăn năn vì hành vi sai trái. Có lần Dũng kể về những đêm trắng không ngủ, ám ảnh về tội ác đã gây ra. Không ít lần Dũng có ý định tự sát trong buồng giam nhưng cán bộ đều phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Dũng biết, với tội ác của mình gây ra sẽ không thoát khỏi mức án cao nhất của pháp luật nên hắn muốn trốn tránh bằng cách tự sát.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng đến lúc phiên tòa xét xử là vô cùng khó khăn, vất vả. Không chỉ trong giờ hành chính mà ngoài giờ luôn có 3 cán bộ đứng trước cửa buồng giam canh coi, giám sát mọi hành động của Dũng, chưa kể bộ phận trực camera (Kasan) hoạt động 24/24h.
Hôm đó, như thường lệ, sau khi ăn tối, Dũng lên sàn nằm trùm chăn, quay mặt vào tường nhưng thực chất là đang bện dây cói được rút từ chiếu. Đến nửa đêm, Dũng trùm chăn đứng sát cửa, trong lúc vờ hỏi chuyện cán bộ trực đứng ngoài, Dũng kín đáo luồn dây qua song sắt ô thoáng làm thòng lọng chuẩn bị thực hiện hành vi tự sát. Bộ phận trực Kasan chỉ nhìn thấy tấm chăn sau lưng Dũng như mọi lần hắn vẫn đứng trò chuyện với cán bộ.
Cho đến khi quan sát thấy tấm chăn khẽ tụt xuống, không nhìn thấy Dũng đứng lên, nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, cán bộ Kasan gọi điện cho cán bộ trực quản giáo. Đúng ca trực của Trung úy Linh, nhận được cuộc gọi của tổ Kasan, Trung úy Linh nhòm qua song sắt gọi nhưng không thấy Dũng trả lời. Ngay lập tức tổ trực mở cửa buồng giam, phát hiện sợi dây đã thít chặt vào cổ Dũng, một đầu buộc vào song cửa.
Lúc này, Trung úy Linh cùng tổ trực nhanh chóng cắt dây, thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu, mọi thao tác diễn ra cực kì mau lẹ và chuẩn xác. Cho đến khi Dũng “hực” lên một tiếng, lồng ngực khẽ phập phồng và bắt đầu thở dốc, Trung úy Linh và tổ trực mới thở phào, lúc này mọi người mới thấy thấm mệt - giữa đêm mùa đông mà khuôn mặt ai cũng đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi. Trung úy Linh nhìn đồng hồ, 1h55 - sự việc diễn ra trong chưa đầy 10 phút, nếu chỉ chậm thêm vài phút nữa thôi có lẽ tính mạng Dũng khó có thể giữ được.
Sau khi phiên tòa xét xử diễn ra, Dũng cúi đầu nhận án tử và trong những ngày giam giữ chờ thi hành bản án, Dũng đã xin viết thư gửi về cho người thân và gia đình người bị hại những lời nhận lỗi tuy muộn màng nhưng đầy hối hận, ăn năn.
Tình người quản giáo
Chia sẻ với chúng tôi về nghề quản giáo, Trung úy Nguyễn Phương Huyền, trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục, người cán bộ quản giáo phải thường xuyên nắm bắt tư tưởng người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, kiên trì giáo dục "mưa dầm thấm lâu".
Có những trường hợp người bị bắt chưa đủ tuổi thành niên, đứng trước song sắt vẫn là một đứa trẻ như trường hợp La Thị Sương, người dân tộc Tày, quê ở Yên Bái, phạm tội đánh bạc, ngày bị bắt chưa đầy 17 tuổi. Ngơ ngác đứng giữa sân trại, Sương khóc òa ôm lấy cán bộ. Nhìn khuôn mặt còn non nớt của cô bé mới lớn, Trung úy Nguyễn Phương Huyền không khỏi xót xa.
Chị bảo ban, động viên, khích lệ, từ cách gấp một cái chăn, chăng một cái màn... đến cách nói năng, đi đứng; dạy cách đối diện với cô đơn và đêm tối, dạy cách làm một con người lương thiện. Ngày chuyển sang trại giam Ngọc Lý để chấp hành án, nắm chặt tay Trung úy Huyền, Sương rưng rưng: "Cháu sẽ luôn nhớ cô, cháu hứa sẽ cải tạo thật tốt như lời cán bộ vẫn dạy. Cháu mong một ngày sẽ được gặp lại cán bộ nhưng là ở ngoài kia...".
Làm cán bộ quản giáo, nếu chỉ có tinh thần vượt khó, chịu đựng gian khổ thì vẫn chưa đủ. Nếu không có cái tâm, không có lòng nhiệt huyết và tình người thì có lẽ không làm nổi. Bởi quản lý giáo dục phạm nhân là một nghề đặc thù và mang đầy tính nhân văn. Con người ta chỉ thực sự được cảm hóa bởi tình thương và lòng nhân ái.Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh thường xuyên quản lý từ 800 đến 1.000 người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, Đội Quản giáo chỉ có hơn 40 cán bộ, lại thường xuyên đi công tác, tập huấn, học tập nên đội luôn trong tình trạng thiếu người, cộng với số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, có những khi một người phải làm công tác kiêm nhiệm của 2-3 người.
Nếu như có một lời ngợi ca những con người bình dị như Thượng tá Hùng, như Đại úy Huy, Trung úy Linh, Trung úy Huyền và những đồng đội của họ đang ngày đêm âm thầm cống hiến thì xin được mượn lời trong câu hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai... Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người...” để dành tặng họ.
Theo VietNamnet
-
Xã hội14 phút trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội14 phút trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội14 phút trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Xã hội14 phút trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Pháp luật14 phút trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội25 phút trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.
-
Xã hội32 phút trướcTải ứng dụng VssID, gia đình bỗng phát hiện hồ sơ cho thấy con trai mới 4 tuổi, bị bệnh tự kỷ, nhiều lần nhập viện điều trị mà không hay biết
-
Pháp luật48 phút trướcBị cáo Trương Mỹ Lan cho biết ngân hàng SCB muốn nói khoản tiền nào là của mình thì phải có chứng cứ chứng minh.
-
Pháp luật3 giờ trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật4 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội5 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội5 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội8 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội8 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.