Cô dâu Việt tiết lộ lý do 152 khách Việt "mất tích" ở Đài Loan

Trong số 24 người Đài Loan đã tìm thấy (10 nam, 14 nữ), có 9 người đã tự tìm đến cơ quan chức năng và 15 người bị lực lượng hành pháp bắt giữ.

Nhân chuyến về thăm quê dịp Tết Dương lịch 2019, một cô dâu Việt gần 20 năm sinh sống, làm việc tại Đài Loan tiết lộ với Pháp Luật TP.HCM lý do khiến 152 khách Việt khi đến Đài Loan đã nhanh chóng “mất dấu vết”.

Cô dâu Việt này cho hay, khi cơ quan chức năng sở tại tìm được một vị khách nam sinh năm 1973, cô được mời làm phiên dịch tư pháp để làm rõ nguyên nhân vì sao họ vừa đến khách sạn đã “mất dấu vết”. Vị khách nam này cho hay anh đến từ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có người thân trong gia đình đang sinh sống, làm việc tại Đài Loan.

Theo cô dâu Việt này, nhiều người trong đợt nhập cảnh vào Đài Loan vừa rồi đều có người thân đang kết hôn sinh sống tại Đài Loan từ nhiều năm nay. Những cô dâu Việt thường mời bố mẹ và anh em sang chơi.

"Với đoàn khách 152 người vừa rồi từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó có nhiều lứa tuổi khác nhau, có cả nam và nữ lớn tuổi. Những người này đã liên hệ với người thân từ trước, khi đến khách sạn thì có người đến đón đi luôn", cô dâu Việt này cho hay.

Cô dâu Việt tiết lộ lý do 152 khách Việt mất tích ở Đài Loan-1

Lớp học tiếng Việt dành cho con em cô dâu Việt tại Đài Bắc, Đài Loan. Ảnh minh họa: P.ĐIỀN

Vậy họ được đón đi đâu? Để làm gì? Vẫn theo cô dâu Việt này, những phụ nữ và nam lớn tuổi được đưa đến những vùng quê trên núi để hái chè và trái cây. Một số phụ nữ trẻ thì làm những công việc khác. Với công việc hái chè và trái cây những người mới sang chưa quen tay được các chủ vườn trả khoảng 800.000 đồng/ngày, còn những người thạo tay nghề lương 2 triệu đồng/ngày.

Theo nguồn tin, sau vụ việc này sẽ để lại hệ lụy không tốt cho khách Việt và cho các gia đình cô Việt sang Đài Loan du lịch, thăm thân bởi phải làm thủ tục mất thời gian và chi phí, cùng việc chứng minh tài chính vì Đài Loan tạm ngưng cấp visa theo chương trình Quan Hồng.

Báo chí dẫn lời Cơ quan di trú Đài Loan (NIA) ngày 1-1-2019 cho hay họ đã tìm thấy du khách thứ 24 trên tổng số 152 người nhập cảnh vào hòn đảo sau đó “mất tích”. Trong số 24 người Đài Loan đã tìm thấy (10 nam, 14 nữ), có 9 người đã tự tìm đến cơ quan chức năng và 15 người bị lực lượng hành pháp bắt giữ.

Với việc phát hiện ra người thứ 24, số lượng du khách còn lại là 124 người (88 nam và 36 nữ).

NIA ngày 1-1-2019 cũng đã phát thông báo bằng tiếng Việt Nam kêu gọi hơn 100 du khách còn lại sớm tới trình diện trước cơ quan chức năng với cam kết rằng họ sẽ được đảm bảo nhân quyền.

Trước đó, theo khai nhận của một số hành khách, họ đã bỏ ra khoản tiền từ 655 USD tới 2.200 USD để mua chuyến đi tới Đài Loan trước khi được bạn bè tới đón rời đoàn. Họ thừa nhận họ cố tình bỏ trốn để ở lại tìm việc bất hợp pháp.

Tạm ngưng cấp visa Quan Hồng cho khách Việt

Ngày 28-12-2018, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện phát ngôn Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM xác nhận Đài Loan chính thức tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ visa trong chương trình Quan Hồng đối với khách du lịch Việt Nam.

Chương trình Quan Hồng là dự án cấp thị thực điện tử, được thiết kế nhằm tăng số lượng nhóm khách du lịch đến từ Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào. Khởi động từ năm 2015 tới nay, đây là chương trình nới lỏng visa dành cho nhóm du khách ít nhất từ năm người trở lên.

Theo vị đại diện của văn phòng, do thời điểm cuối năm số lượng khách đến Đài Loan tăng cao. Để hạn chế sự xáo trộn, thuận lợi cho việc đi lại, theo đó các loại visa khác như đi thăm thân, công vụ, lao động, du học... vẫn thực hiện bình thường.

Các công ty lữ hành quốc tế cho rằng động thái này sẽ khiến việc đưa khách đến Đài Loan dịp Tết sắp tới gặp nhiều khó khăn. Thủ tục và thời gian xin visa theo kiểu cũ thì mất rất nhiều thời gian, thay vì đăng ký trực tuyến, chưa kể tăng thêm chi phí (50 USD/người).

Theo Pháp luật TPHCM


du khách

mất tích

cô dâu Việt


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.