- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Cuộc chiến" đường về quê: Ăn bánh mì, uống nước lọc vạ vật nửa ngày trời
Ông Thành kể, trên xe ồn ào, phụ nữ thì nôn ọe vì say xe, trẻ con thì khóc mếu, người thì liên tục đòi xuống đi vệ sinh. Đường tắc, xe chạy chậm, nhiều người đói chỉ biết chia nhau từng mẩu bánh mì.
Ngao ngán tắc đường, ngồi 5-6 tiếng trên ô tô
Sáng nay 29/4, chị Nguyễn Phuơng (Hà Đông, Hà Nội) dậy từ 5h để chuẩn bị cho hành trình về quê nghỉ lễ. Gia đình 4 người ăn vội bữa sáng rồi lên xe khi đồng hồ chỉ 6h đúng.
Chị Phương cứ ngỡ dậy sớm sẽ tránh được tắc đường nhưng khi vừa tới vành đai ba trên cao đoạn Nguyễn Xiển, chị thấy xe đã kẹt cứng.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua Bệnh viện Nội tiết Trung ương lúc 7h sáng 29/4 (Ảnh: Trung Trần).
"Xe gần như đứng im một chỗ ở Nguyễn Xiển khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tôi cũng xác định đường ngày lễ sẽ tắc nhưng không ngờ tắc ngay từ đầu và tắc sớm như vậy", chị Phương nói.
Hai vợ chồng chị Phương cập nhật tình hình giao thông qua radio, kiểm tra Google maps. Cuối cùng, vì cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục "báo đỏ", không thể di chuyển, chồng chị Phương lái xe thẳng lên cầu Thanh Trì, di chuyển theo cao tốc Hà Nội Hải Phòng, sau đó đi qua Khoái Châu (Hưng Yên) về cầu Hưng Hà (Thái Bình).
Thông thường, chị Phương chỉ mất 1 tiếng 45 phút từ Hà Nội về thành phố Thái Bình nhưng sáng nay chị phải ngồi trên xe gần 5 tiếng.
Mẹ con chị Phương trên chuyến xe về quê (Ảnh: Nguyễn Phương).
"Cảm giác như đi đến đâu cũng tắc đường vì mọi người đổ về quê quá đông. Không chỉ ở Hà Nội, về đến Hưng Yên đoạn Khoái Châu, chúng tôi cũng chôn chân một chỗ suốt 40 phút.
Trên đường, chồng tôi không dám di chuyển nhanh vì khoảng cách các xe rất gần nhau, chỉ cần có chút sai sót là sẽ không đảm bảo an toàn. Nhà tôi mất gần 5 tiếng di chuyển nhưng dù sao vẫn còn may, nhiều gia đình còn phải đi lâu hơn nữa", chị Phương nói.
Rời nhà riêng ở quận Hoàng Mai từ lúc 9h nhưng đến 11h30, anh Vũ Ngọc Chinh mới về đến gần nút giao Liêm Tuyền (cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ).
Đường kẹt cứng, các chủ xe sẵn sàng chạy vào làn khẩn cấp, chen ngang để mong được về nhà nhanh nhất (Ảnh: Vũ Ngọc Chinh).
Anh Chinh sốt ruột cho biết: "Thông thường, tôi đi từ Hà Nội về quê chỉ mất 2 tiếng đồng hồ nhưng hôm nay gần 3 tiếng vẫn chưa đi hết cao tốc. Đường liên tục ùn tắc cục bộ, nhiều đoạn chỉ đi được tốc độ 10-15km/h. Đặc biệt, đoạn lối ra Liêm Tuyền về Thái Bình, Nam Định ùn dài 2-3km, các xe chỉ đi được tốc độ 5-7km/h".
Khoảng 11h30, một vụ va chạm xảy ra cách Trạm thu phí Liêm Tuyền khoảng 700m khiến đoạn đường này kẹt cứng (Ảnh: Vũ Ngọc Chinh).
Đường tắc, trời lại mưa nên anh Chinh luôn phải chú ý quan sát. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng có ý thức như anh. Nhiều người vẫn tìm mọi cách lấn làn, chen ngang khi thấy một khoảng trống trên đường. Các xe khách thì luôn tìm cách vượt hoặc đi vào làn khẩn cấp. "Lái xe ngày lễ vì thế vô cùng căng thẳng và cần sự tập trung", anh Chinh chia sẻ.
Đang ngao ngán với cảnh tắc đường, anh Chinh lại phát hiện phía trước xảy ra một vụ va chạm giữa hai xe con. Người đàn ông thở dài không biết khi nào mới về đến nhà.
"Lường trước được hành trình mệt mỏi này, gia đình tôi đã chuẩn bị một chút bánh ngọt, hoa quả và nước uống. Đó sẽ là bữa trưa tạm của gia đình. Khả năng, phải đến đầu giờ chiều chúng tôi mới về đến nhà", anh Chinh nói.
Chuyến xe bão táp
Biết rằng năm nào về quê ngày lễ cũng như một cuộc chiến trên đường nên vợ chồng chị Hà Thị Thu (quê Phú Thọ) quyết định rời Hà Nội từ tối 28/4.
8h tối cả nhà chị lên xe riêng, di chuyển theo hướng Phạm Văn Đồng qua cầu Thăng Long. Tuy nhiên, họ mất 3 tiếng mới ra Hà Nội vì tình trạng xe cộ như nêm.
"Đến 1h đêm chúng tôi mới về đến nhà. Bình thường chúng tôi chỉ mất 2 tiếng đi xe nhưng hôm qua mất tới 6 tiếng đồng hồ. Đúng là một hành trình ám ảnh", chị Thu chia sẻ với Dân trí.
Ngày thường, chị Thu không bị say xe nhưng hôm qua, vì ô tô chỉ có thể nhích từng chút một trên đường, liên tục dừng lại nên chị luôn cảm thấy đau đầu, nôn nao và mệt mỏi.
Một xe khách chở quá số người quy định mới bị cảnh sát giao thông xử lý (Ảnh: Tiền Phong)
Ông Phạm Văn Thành (70 tuổi, quê Nam Định) cũng trải qua một chuyến xe bão táp ngày lễ. Bảy giờ tối 28/4, ông lên chiếc xe khách ở điểm đón thuộc quận Hai Bà Trưng. Xe 39 chỗ nhưng nhét đến 60 người.
Ông Thành nói: "Bình thường người già còn được ưu tiên chứ ngày lễ thì cũng bị nhồi nhét, ngồi chen chúc đến ngộp thở. Trên xe ồn ào, người thì nôn ọe vì say xe, trẻ con thì khóc mếu, người thì liên tục đòi xuống đi vệ sinh.
Xe chạy chậm, không thể về nhà như dự kiến nên nhiều người chỉ biết chia nhau từng mẩu bánh mì. Tính ra có người nhịn đói nửa ngày trên xe".
Quê ở Thanh Hóa, Nguyễn Phúc biết chắc sẽ gặp tình trạng nhồi nhét trên xe khách ngày lễ nên quyết định cùng em trai đi xe máy về quê.
Tuy nhiên, họ cũng không tránh khỏi tình trạng "đi đến đâu cũng tắc". Đứng giữa trời mưa, Phúc tranh thủ viết lên mạng dòng cảnh báo: "Mình khuyên thật, ai chưa ra về thì quay xe vẫn còn kịp".
Chia sẻ về hành trình của mình, Phúc cho hay: "Tôi xuất phát ở Hà Nội lúc 6h nhưng 10h mới tới Cầu Giẽ, Phú Xuyên. Đoạn đường này chỉ hơn 40km.
Đoạn quốc lộ 1A cũ rất đông người đi xe máy, lại cộng thêm ô tô tránh đường cao tốc cũng chen vào khiến con đường gần như tê liệt".
Phúc ngao ngán nhìn cảnh tắc đường trước mặt. Ảnh chụp tại Quốc lộ 1A cũ đoạn qua Thường Tín, Phú Xuyên (Ảnh: Nguyễn Phúc).
Thời tiết mưa lớn khiến cho hành trình về quê của anh em Phúc càng thêm vất vả. Sau khi "thoát khỏi" Hà Nội, họ mới thảnh thơi tay lái hơn một chút. Cả hai dự kiến sẽ về đến nhà lúc 1-2h chiều, kết lúc hành trình 7 tiếng trên xe máy.
Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay trùng với ngày Giỗ tổ Hùng Vương nên người dân được nghỉ lễ khá dài. Vì vậy, ai cũng mong muốn về quê thăm gia đình hoặc đi du lịch. Điều này khiến lưu lượng giao thông gia tăng đột biến.
Đa số gia đình dù biết đường tắc nhưng không còn lựa chọn nào khác vẫn ra về vì mong muốn có nhiều thời gian bên người thân nhất. Họ chấp nhận ngồi xe gấp đôi, gấp ba thời gian thông thường để về nhà.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, tình trạng tắc đường dịp lễ năm nào cũng diễn ra. Các gia đình nên lựa chọn, tính toán hợp lý để tránh tình trạng vạ vật, mệt mỏi trên xe. Như thế mới là nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Anh Trần Thành Công (Hà Đông, Hà Nội) cho biết sáng 30/4 anh mới về quê chứ không chen chân ra đường đúng ngày đông nhất. "Một là về sớm hẳn, xin nghỉ phép về trước một ngày. Hai là về muộn hẳn", anh Công nói.
Theo Dân trí
-
Pháp luật1 giờ trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật2 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội2 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội3 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội5 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội6 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội6 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội7 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội7 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật7 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội7 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội10 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội10 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội10 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.