Đại tá Nguyễn Thành Trung: Tình huống xấu lắm mới bỏ máy bay, nhảy dù

Đại tá Nguyễn Thành Trung bày tỏ nỗi đau trước sự hy sinh của một phi công tiêm kích trong ngày đầu năm mới. Ông chia sẻ về văn hóa "cứu máy bay" của người lính không quân.

Vụ việc đại úy phi công Trần Ngọc Duy hy sinh trong tai nạn máy bay Su-22 trưa 31/1 tại Yên Bái để lại sự tiếc thương cho nhiều người, đặc biệt trước thông tin anh đã nhận được lệnh nhảy dù nhưng vẫn cố cứu máy bay và sau đó hy sinh.

Nghe thông tin này vào thời điểm đầu năm mới, đại tá Nguyễn Thành Trung, phi công quân sự kỳ cựu của Việt Nam, bày tỏ sự đau xót và đáng tiếc cho người đồng đội trẻ tuổi.

Đại tá Nguyễn Thành Trung: Tình huống xấu lắm mới bỏ máy bay, nhảy dù-1Máy bay Su-22 của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Jetphotos.


Nói với Zing, đại tá Thành Trung nhận định phi công Trần Ngọc Duy giữ cấp bậc đại úy, tham mưu trưởng của một phi đội thì kinh nghiệm bay cũng tương đối nhiều, trải qua khoảng 5 năm huấn luyện. Những người ở trình độ này trong lực lượng cũng hiếm, không có nhiều.

"Về mặt kỹ thuật, khi máy bay gặp sự cố không thể hạ cánh, phi công sẽ bỏ máy bay và nhảy dù. Song thực tế, phi công lúc nào cũng muốn giữ được máy bay, tình huống xấu lắm mới đành bỏ máy bay để nhảy dù", đại tá Thành Trung nói và cho biết việc cố cứu máy bay đã trở thành "văn hóa" của phi công tiêm kích Việt Nam.

Nói về Sukhoi Su-22, đại tá Thành Trung cho biết đây là dòng máy bay tiêm kích có thể bung dù ở bất cứ độ cao nào, ngay cả khi máy bay đang chạy đà cất cánh. Tuy nhiên, phi công vẫn có thể hy sinh nếu quá chú tâm vào việc cứu máy bay hoặc gặp sự cố kỹ thuật bất khả kháng.

Khi kích hoạt bung dù, hệ thống tên lửa đẩy ở ghế máy bay (ejection seat) sẽ nổ, phóng phi công lên một cự ly đủ cao để từ đó tiếp đất bằng dù. Với áp lực tạo ra từ ejection seat, phi công thường bị bất tỉnh, thậm chí gặp chấn thương, nhưng vẫn giữ được tính mạng.

Tiêm kích bom Su-22 là máy bay chiến đấu xuất xứ từ Nga, từng được không quân Việt Nam sử dụng để tuần tiễu quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam từ năm 1988. Máy bay có tính năng đặc biệt với công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng. Hiện, trung đoàn 921 được trang bị 3 loại máy bay chính là Su-22M, Su-22M3 và Su-22M4.

Đại tá Nguyễn Thành Trung: Tình huống xấu lắm mới bỏ máy bay, nhảy dù-2Sự cố máy bay Su-22 lao khỏi đường băng tại sân bay Yên Bái vào năm 2019.


Tại Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận máy bay Su-22 của trung đoàn 921 gặp nạn trong quá trình huấn luyện.

Trước đó vào tháng 4/2019, cũng tại sân bay Yên Bái, máy bay Su-22 do trung tá Phan Thanh Hải điều khiển đã gặp sự cố đứt dù hãm trong quá trình hạ cánh, khiến máy bay lao quá đường băng và bị hư hỏng, phi công kịp nhảy dù và tiếp đất an toàn. Vào tháng 7/2018, một vụ tai nạn Su-22 tại Nghệ An đã khiến 2 phi công hy sinh.

Theo Thông tấn Quân sự, lúc 12h09 ngày 31/1, máy bay Su-22, số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân do đại úy phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy điều khiển đã cất cánh chuyến bay thứ nhất, bài bay huấn luyện số 206.

12h27, trong lúc hạ cánh, máy bay gặp nạn, phi công được lệnh nhảy dù nhưng đại úy Duy cố cứu máy bay, sau đó máy bay bị rơi và phi công hy sinh.

 

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/dai-ta-nguyen-thanh-trung-tinh-huong-xau-lam-moi-bo-may-bay-nhay-du-post1397830.html

máy bay rơi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.