- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đề xuất rút ngắn số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Lãnh đạo một hiệp hội nêu đề xuất trong cuộc làm việc giữa đoàn đại biểu Quốc hội với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chiều 19/8.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 2 triệu lao động công nghiệp và gần 1 triệu làm trong các cơ sở kinh doanh, thương mại và dịch vụ liên quan đến dệt may.
Do ngành sử dụng lực lượng lao động rất lớn cho nên vấn đề ổn định lao động “mang tính sống còn, tính quyết định”. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tác động sâu đến ngành dệt may khiến nhiều lao động bỏ về quê và không quay trở lại. Doanh nghiệp tìm mọi cách để tuyển lao động mới, ông Cẩm đánh giá, lao động mới thì tay nghề, năng suất không thể bằng lao động đã thuần thục, làm việc trong nhiều năm.
Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm
Hiện nay, rất nhiều người lao động rút BHXH một lần, “tôi nghĩ rằng có những vấn đề liên quan đến quy định của chúng ta”, ông Cẩm nhấn mạnh và kiến nghị có những nghiên cứu thấu đáo về vấn đề này “để làm sao người lao động thấy rằng việc rút BHXH một lần là thiệt nhiều hơn lợi”. Mặc dù có những tình huống khó khăn buộc người lao động phải rút BHXH nhưng Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, có thể liên quan đến quy định chưa phù hợp về thời gian đóng, thời gian hưởng, tuổi đời.
Về Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ông Cẩm cho biết, liên quan đến nhiều người lao động trong ngành, đây là vấn đề khó khăn. Theo quy định nếu người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng BHTN, ông phân tích “nhất là lao động trẻ, họ đi làm đủ 12 tháng là đủ điều kiện nộp đơn xin hưởng 3 tháng BHTN”.
Từ đây, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị “cũng có thể ưu ái cho người lao động nhưng chỉ cần đóng đủ từ 12-24 tháng và chỉ được hưởng 2 tháng BHTN. Như vậy, sẽ tránh trường hợp, tôi đi làm 12 tháng nhưng được hưởng BHTN đến 3 tháng, nhất là lao động trẻ họ sẽ tính toán ngay, họ sẽ nhảy việc, thậm chí có người hưởng 3 tháng lần 1 sau đó lại đi làm 12 tháng rồi lại nghỉ để lĩnh tiếp 3 tháng BHTN”.
Nói về Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua từ năm 2019 liên quan nhiều đến lao động, công đoàn, ông cho biết trước đây trong chương trình nghị sự năm 2020 sẽ thông qua sửa đổi luật Công đoàn cho phù hợp. Tuy nhiên, sau đó dừng lại và đến bây giờ chưa được đưa vào chương trình nghị sự. “Hai luật này đi liền với nhau, rất nhiều tác động đến việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp”, ông Cẩm cho biết.
Còn Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân cho biết, hiện ngành da giày đang rất thiếu lao động, chi phí lao động tăng cao. Với định hướng chiến lược, bà Xuân bày tỏ mong muốn lao động được nâng cao trình độ, đặc biệt với lao động là công nhân.
“Hiện nay mức giá của sản phẩm nước ta ở mức trung bình so với thế giới, nếu như muốn tăng được giá trị sản phẩm thì lực lượng lao động cũng cần được nâng cao tay nghề”, bà nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân.
Trong chính sách đào tạo nghề cho người lao động có những quỹ hỗ trợ tốt đối với ngành da giày, nhưng theo bà Xuân, việc áp dụng chính sách này vẫn còn bất cập. Giữa nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và chương trình đào tạo của các trường “có độ vênh nhất định”, chính vì vậy việc tiếp cận quỹ này cũng còn hạn chế.
Sắp tới sẽ có yêu cầu lao động tham gia vào thị trường lao động sẽ phải có chứng chỉ nghề, “với những ngành da giày, dệt may sử dụng lao động phổ thông với tay nghề mức độ thấp, nếu chúng ta vào thị trường mà yêu cầu cần có chứng chỉ đó thì cũng cần linh hoạt trong việc mở rộng”, bà phân tích.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, người lao động đủ trình độ, đạt yêu cầu cũng có thể cấp được chứng chỉ bởi doanh nghiệp, chứ không phải đơn vị, tổ chức khác.
Đồng tình với những kiến nghị của lãnh đạo Hiệp hội dệt may Việt Nam, bà Xuân cho biết thêm, chủ trương hỗ trợ tiền thuê nhà với lao động thu nhập là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, tuy nhiên vướng mắc ở điều kiện áp dụng.
Bà lý giải, một trong những điều kiện cản trở việc thực hiện chủ trương này đó là phải đi chứng nhận nơi tạm trú, tạm vắng của người lao động. Bà kiến nghị nên chăng những quy định, chính sách mới cần đưa ra thử nghiệm trước khi áp dụng rộng rãi sẽ giúp hạn chế nguồn lực và phù hợp với nhu cầu thực tế.
Cộng đồng doanh nghiệp vừa trải qua một năm 2021 đầy khó khăn do dịch bệnh. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 là gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020. Ảnh: Hoàng Hà
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có gần 856.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Con số này tương đối cách xa mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 từng đặt ra tại Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Hiện, có 5 vấn đề khó khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp đang gặp phải: tìm kiếm khách hàng (69%), tiếp cận vốn (47%), biến động thị trường (33%), tìm kiếm nhân sự thích hợp (28%) và tìm kiếm đối tác kinh doanh (24%). Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn là nhóm có mức độ gặp khó khăn cao hơn doanh nghiệp quy mô lớn.
Chi phí liên quan đến người lao động tăng từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu tăng khoảng 6% so với trước theo quy định tại Nghị định 38, đây là mức tăng sau gần hai năm.
Đối với doanh nghiệp, việc tăng lương tối thiểu sẽ đi kèm tăng chi phí đóng bảo hiểm của cả doanh nghiệp và người lao động, tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm bằng với mức lương tối thiểu hoặc là các doanh nghiệp tính lương theo giờ làm việc.
Theo vietnamnet.vn
-
Thời sự2 giờ trướcDư luận đang đặc biệt quan tâm đến vụ việc một người cha bị hành hung vì bảo vệ con trai trước con chó không đeo rọ mõm, xảy ra tại chung cư Q7 Saigon Riverside, phường Phú Nhuận, TP HCM.
-
Thời sự2 giờ trướcThấy con chó tiến tới, cắn vào đồ chơi của con, anh Dũng đá con chó thì bị người chủ đánh té ngã. Người chủ giải thích rằng, anh đánh người do con chó của anh còn quá nhỏ.
-
Thời sự2 giờ trướcVay lãi ngày 165 triệu đồng, đã trả 1 tỉ đồng, một phụ nữ ở Kon Tum choáng váng khi chủ nợ chốt sổ phải trả 4 tỉ đồng nên đã tố chủ nợ cho vay nặng lãi lên công an.
-
Thời sự4 giờ trướcTrong số hàng nghìn công dân Việt Nam sinh sống, làm việc trái phép tại Trung Quốc được cơ quan chức năng nước bạn trao trả, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh sàng lọc, phát hiện và bắt giữ 12 đối tượng đang bị truy nã, trong đó có 4 đối tượng truy nã đặc biệt.
-
Thời sự5 giờ trướcÔng Ngô Quang Tăng khai nhận, trồng 2.154 cây thuốc phiện từ khoảng tháng 11/2022.
-
Thời sự5 giờ trướcThoát chết sau vụ lật thuyền trên sông Đồng Nai, chị gái nạn nhân đau đớn kể: Có ông kia hỏi tôi có phải em gái chị mặc quần jean, áo khoác không? Tôi nói đúng rồi thì ông đó nói đang đắp chiếu đằng kia kìa....
-
Xã hội15 giờ trướcChỉ trong vòng 2 tháng trên địa bàn tỉnh đã liên tiếp xảy ra 3 vụ án mạng kinh hoàng do bệnh nhân tâm thần gây ra.
-
Xã hội16 giờ trướcTheo quan niệm dân gian, người nào chui qua được kiệu rước của Đền Và sẽ may mắn cả năm, còn em bé nào chui qua kiệu sẽ mau ăn chóng lớn. Vì thế hàng chục nghìn người xem hội chen chúc chui qua kiệu Thánh bằng được.
-
Xã hội16 giờ trướcVụ va chạm giữa ô tô khách và xe đầu kéo khiến 1 người tử vong tại chỗ, 7 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
-
Xã hội17 giờ trướcChồng của nạn nhân tử vong trong vụ chìm thuyền trên sông Đồng Nai đau đớn, mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của vợ.
-
Xã hội17 giờ trướcHiện lực lượng chức năng đã xác định được nạn nhân tử vong và nguyên nhân vụ lật thuyền trên sông Đồng Nai ngày 5/2, khiến 12 người rơi sông.
-
Thời sự17 giờ trướcLợi dụng kinh tế khó khăn, Tý cho vay tiền với lãi suất từ 3.000 đến 4.000 đồng/triệu/ngày, thu lợi “lãi mẹ đẻ lãi con”.
-
Pháp luật20 giờ trướcXe ôtô va chạm với 3 xe máy khiến 2 người thiệt mạng, 5 người bị thương ở TP Phú Quốc vào sáng nay đã được phía công an xác định tài xế xe có nồng độ cồn vượt quá quy định.
-
Pháp luật20 giờ trướcChiều 5.2, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cảng vụ Đồng Nai và Công an TPHCM tiến hành điều tra nguyên nhân vụ chìm thuyền khiến 1 người tử vong. Bước đầu, tại cơ quan công an, lái thuyền khai, khi xảy ra tai nạn đã cùng phụ lái cố gắng đẩy những người trong thuyền ra bên ngoài. Trong đó, có một nạn nhân N.T.H vướng vào nơi chứa áo phao và ôm vào cột sắt trên thuyền nên không cứu được.